Là một khái niệm mới xuất hiện vào đầu thập kỉ 80 và ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực quản trị maketting thương hiệu không chỉ ở những nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển. có thể có nhiều quan điểm và cách đánh giá khác nhau về giá trị thương hiệu, nhưng nhìn chung giá trị thương hiệu đều được phân tích đánh giá từ góc độ người tiêu dùng.
Hầu hết các nhà nghiêm cứu và quản trị maketting thương hiệu đều cho rằng giá trị thương hiệu được hình thành từ những nỗ lực của hoạt động maketting, do vậy dù có những cách đánh giá khác nhau nhưng đều dựa trên trên một quan điểm cơ bản, đó là giá trị thương hiệu được xem như một giá trị gia tăng đóng góp vào giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá trị này là kết quả của những khoản đầu tư và nỗ lực không ngừng đối với hoạt động maketting.
Giá trị thương hiệu được xem như một tập hợp các tài sản. Do vậy, việc quản lý giá trị thương hiệu. Theo đó, giá trị của một thương hiệu được hình thành phần chính như sau:
1. Sự nhận biết thương hiệu
2. Sự trung thành với thương hiệu
3. Chất lượng sản phẩm
4. Các liên hệ thương hiệu
Thứ nhất: Trong các yếu tố trên có thể nói, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu là một yếu tố hết sức quan trong.
Thứ hai: Giá trị thương hiệu của một công ty phần lớn là do lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm tạo nên.
Thứ ba: Lòng trung thành với thương hiệu được xem là trung tâm của các chương trình tạo dựng giá trị thương hiệu. những doanh nghiệp thực tế hiểu rằng khi người tiêu dùng hài lòng. Họ sẽ trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu, và khách hàng trung thành đồng nghĩa với việc doanh thu sẽ cao hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải vững niềm tin để đảm bảo thương hiệu được chuyển tải thống nhất và chân thật. Và về phía người tiêu dùng, họ cũng rất thực tế vì với họ một thương hiệu có danh tiếng tốt sẽ giúp họ tránh được rủi ro mất tiền vô ích. Đó là lý do tại sao một chiếc Rolls- Royce bóng lộn trong một phòng trưng bày sang trọng tại Berkeley và mọt gói đường Huletts Sun Sweet Sugar tại chu chợ nghèo nàn ở Soweto đều có được cái nhìn với vẽ thèm khát của người tiêu dùng, nếu họ có những cảm nhận tốt thì thương hiệu mới có giá trị cao.
Người tiêu dùng luôn chọn mua những sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cảm nhận cao nhất. Điều này có nghĩa là họ luôn suy xét giữa giữa những lợi ích nhận được và chi phí mà họ phải trả cho từng thương hiệu. Họ không hoàn toàn chọn thương hiệu có giá cả thấp
Ngược lại, họ chấp nhận một giá cao để được sử dụng những sản phẩm uy tín. Vì sản phẩm đó được sử dụng những sản phẩm uy tín. Vì sản phẩm đó xứng đáng với giá trị khoản tiền mà họ bỏ ra và đem lại cảm giác yên tâm về chất lượng. Sự chấp nhận, lựa chọn sử dụng và trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm là tiêu chuẩn chân thực nhất đo lường giá tri thương hiệu.