Khái quát
“liệu George Fisher có thu xếp ổn thỏa công việc của công ty Kodak?” – tác giả của bài xã luận trên báo Business Week số ra ngày 20 tháng 10 năm 1997 đặt câu hỏi. Thay đổi cách ứng xử của công ty trên thị trường, điều đã được nói đến quá nhiều, không phải thuộc loại nhiệm vụ dễ dàng.
Những thua lỗ ngày càng tăng do đầu tư vào các dự án mới, trong khi mất đi thị phần của công ty trên thị trường do hoạt động ráo riết của các đối thủ cạnh tranh, tác động nặng nề do sự khác biệt về tỷ giá các đồng tiền chỉ làm trầm trọng thêm xu hướng sút giảm mạnh thu nhập và lợi nhuận của công ty, có tác động bất lợi tới tất cả các nhóm công chúng đối tượng – các khách hàng, nhân viên, các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà đầu tư và các dư luận ở địa phương.
Ngay từ khi bắt đầu vào làm việc cho công ty Kodak (cuối năm 1993), Tổng giám đốc George Fisher cùng với chủ tịch công ty Dan Carp đã làm được cái mà theo ý kiến nhiều người là sự thay đổi xuất sắc đường lối công ty. Nhưng vào năm 1997, đã xảy ra sự thay đổi đột biến về tình hình thị truongf, buộc lãnh đạo Kodak ngờ vực khả năng điều hành của mình. Để cải thiện tình hình, các nhà quản lý đã phải áp dụng một loạt những giải pháp dũng cảm mà việc tiến hành các giải pháp ấy trong tương lai có thể mất đến 2 năm trời. Công việc của bộ phận lãnh đạo của bất cứ công việc nào cũng mang lại hiệu quả lớn nhất khi làm việc trong bầu không khí tin tưởng và thông cảm. Nếu như giành được sủ ủng hộ của đội ngũ nhân viên, khách hàng, các nhà đầu tư và dân chúng địa phương thì bộ máy quản lý được bố trí tốt đủ sức hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào. Nhưng đạt được mức độ tin tưởng cao như thế thường rất khó, nhất là trong bầu không khí hoài nghi tràn ngập. Tiếp đó, vấn đề sẽ là làm thế nào để giành được sự tin tưởng nhủ thế để tiến hành công việc cải cách công ty có tầm quan trọng sống còn đối với công ty Kodak.
Nghiên cứu
Phòng nghiên cứu marketing đã nghiên cứu ảnh hưởng của tình hình trên thị trường đối với uy tín của công ty. Mục tiêu của việc nghiên cứu là xác định được những vấn đề loại nào công ty sẽ vấp phải khi thay đổi đường lối của mình sang đường lối hiệu quả hơn. Hai phần của nghiên cứu đã giúp xác định được thái độ đối với công ty và hoạch định chiến lược hành động cho các bộ phận PR của công ty.
1. Tất cả đã bắt đầu từ cái đó. Như kết quả của cuộc thăm dò dư luận được tiến hành 2 lần/năm cho thấy, đến cuối năm 1997, các chỉ số cảm nhận của công chúng đối với công ty Kodak đã thay đổi theo hướng xấu đi. Đặc biệt, điều đó liên quan đến các chỉ số phát đạt và điều hành công ty. Cứ mỗi 6 tháng. Công ty lại tiến hành thăm dò ý kiến mấy ngàn công nhân và nhân viên của mình trên khắp thế giới để áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, trong đó có các bước đi nhằm tạo lập lòng tin đối với ban lãnh đạo. Trên tất cả các chỉ số đều thấy có sự sút giảm mạnh. Công ty CARMA international đã phân tích tình hình đưa tin về hoạt động của công ty Kodak trên các phương tiện thông tin đại chúng và đã xác định được rằng, 63% tin bài trên báo chí có tính chất tiêu cực và chỉ có 28% là có tính tích cực.
Phải làm gì. Như một nghiên cứu về đánh giá của các phương tiện thông tin đại chúng chủ chốt đưa tin về hoạt động của Kodak do các chuyên gia độc lập tiến hành cho thấy các nhà báo cho rằng, công ty cần phải dành nhiều quan tâm hơn đề làm việc với báo chí. Cuộc thăm dò ý kiến tiến hành trong các nhà đầu tư đã cho thấy sự thiếu vắng lòng tin đối với các hoạt động của ban lãnh đạo công ty, sự bất mãn với việc công ty để lộ thông tin, cũng như đánh giá bi quan đối với bất cứ thay đổi nào trong cơ cấu công ty. Sự cảm nhận cực kỳ tiêu cực của báo chí và các nhà đầu tư đối với hoạt động của công ty thêm trầm trọng khi mà nhiều người tỏ ý nghi ngờ khả năng của các nhà quản lý giải quyết các vấn đề đặt ra cho họ. Nghiên cứu này cũng đã giúp cho ban lãnh đạo nghiên cứu đứa ra chính sách giao tế của công ty.
(Còn nữa)