Hoàn thiện và chỉnh sửa
Phát hiện sai lầm và sơ xuât
Ngày nay thị trường thế giới là thị trường chung vì vậy việc dịch các bài báo là 1 công việc bình thường, có lẽ trong tương lai các phòng QHCC sẽ coi máy tính xách tay là 1 công cụ không thể thiếu để dịch các tài liệu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác với sự hỗ trợ của phần mềm đặc dụng. trong thực tế rất ít cơ quan tự làm lấy việc dịch thuật dù có sự trợ giúp về ngôn ngữ của máy tính, vì máy tính không thể dịch được các sắc thái ngôn ngữ, chẳng hạn công ty Otis Engineering đã cho dán các tờ quảng cáo của mình tại hội chợ thương mại Mát-xco-va mà không biết rằng nội dung được dịch ra tiếng Nga trong các tờ quảng cáo đó lại có nghĩa là “ Các thiết bị đồng bộ trên giàn khoan dầu của chúng tôi rất có tác dụng trong việc cải thiện đời sống tình dục của mọi người”. Quảng cáo cho các “ hội trường” nhỏ trên các chuyến bay ở Bra-xin cũng làm giật mình và xấu hổ các nhân viên hàng không bởi vì theo tiếng bồ đào nha, từ “hội trường” có nghĩa là nơi sinh hoạt tình dục.
Bạn không cần phải ra nước ngoài mới gặp những trường hợp nhạy cảm như vậy, mà ngay cả trong nước cũng xảy ra không thiếu cảnh dở khóc dở cười về ngôn ngữ. ví dụ ở Mỹ, trong chiến dịch quảng áo cho nước súc miệng của mình là hãng Scope, hãng Procter & Gamble ngay trước ngày lễ tình yêu dã cho công bố 1 danh sách những nhân vật nổi tiếng ít được hôn nhất. Tên tuổi của 1 số người ngày được ghi lại qua 1 cuộc điều tra, trong số đó có 1 người tên là Rosie O’Donnel. Nghĩ mình đã bị xúc phạm, cô Rosie đó, trong 1 chương trình giao lưu rất nổi tiếng trên truyền hình, đã liên tục nói câu “ chỉ có người ngu mới dùng nước súc miệng Scope”. Ngay lập tức hãng nước súc miệng đối thủ của Procter & Gamble là Listerine không những đã tặng cho cô này cùng với các khán giả trong chương trình giao lưu đó biết bao sản phẩm của hãng, mà còn thực hiện lời hứa rằng, cứ mỗi lần nhân vật đó hôn 1 khách mời trên chương trình thì hãng sẽ cho tổ chức từ thiện của cô có tên là For All Kids Foundatinon 1 nghìn đô la.
Có lẽ nguyên nhân của những thiết sót tai hại đó thường bắt nguồn từ tính tự mãn, kiêu căng và coi thường người khác, khiến cho các vấn đề nhỏ trở thành những rắc rối lớn. các thiếu sót sơ xuất rất dễ gây nảy sinh những rắc rối lớn, đôi khi là rất nghiêm trọng khi nhận ra thì chúng đã quá muộn.
Phản biện và bào chữa
Phương châm bao năm nay của những người làm QHCC trước những sự việc như vậy là “ 1 sự nhịn 9 sự lành” hoặc “ hơi đâu mà đi cãi nhau với thiện hạ”…ngày nay, hầu hết đối với những nàh làm QHCC, phản biện vẫn chỉ vẫn chỉ là giới hạn đứng lên bảo vệ cho quan điểm của mình trong các bài báo được đăng. Tuy nhiên 1 số nhà QHCC không chỉ dừng lại ở đó mà mở hẳn 1 chiến dịch phản bác. 1 người có tên Ronald Rhody làm việc cho hãng RIC đã đưa ra 1 số phương pháp giúp các nhà QHCC có thể phản bác lại dư luận, dưới đây là những nguyên tắc phản bác của Ronald Rhody:
Hãy xông pha thâm nhập vào công chúng, không đứng nhìn
- Công chúng có quyền được biết thông tin về các hoạt động của bạn
- Công chúng muốn biết tới đâu thì tổ chức doanh nghiệp truyền thông báo chí phải có trách nhiệm đáp ứng tới đó.
- Cho dù phải hứng chụi búa rìu dư luận, tất cả các cơ quan, ban ngành tổ chức doanh nghiệp đều phải dũng cảm đối mặt với dư luận.
- Giành lấy thế chủ động trong mọi trường hợp, bất kể là được khen hay bị chê.
Rhody không đồng tình với các biện pháp truyền thống áp dụng trong việc xử lý các vấn đề dư luận. Ông cho rằng các phóng viên nhà báo phải cẩn trọng trong khi đưa tin về bất cứ vấn đề gì, hướng tới bát kì tầng lớp công chúng nào, phải chắc chắn rằng mình có đầy đủ trong tay các bằng chứng cần thiết.
Hầu hết các nhà QHCC ngày nay đều công nhận 1 điều rằng dù sai lầm gì đi nữa bạn vẫn có thể có biện pháp sửa chữa – ưu tiên biện pháp xin lỗi thông qua các bài báo, nếu không có tác dụng thì dùng biện pháp công khai xin lỗi, và nếu vẫn không có tác dụng nữa thì hãy dũng cảm nhờ tòa án can thiệp.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Lưu Văn Nghiêm"