Đăng báo, phát sóng thông báo (PSAs).
Thông báo về các sự kiện xã hội có thể được đăng trên báo hoặc phát sóng trên các phương tiện nghe nhìn, để đăng thông báo ở 2 hình thức này bạn phải làm việc với những người khác, không làm việc với các biên tập viên. Ví dụ để đăng thông báo trên các tờ báo, bạn sẽ phải làm việc với nhân viên thiết kế và họa sĩ trình bày chuyên về sắp xếp quảng cáo và tin bài thuộc ban quảng cáo của các tòa soạn. Ngoài ra bạn còn có thể phải làm việc với phụ trách ban quảng cáo của tòa soạn để xin phép để chèn thêm các mẩu quảng cáo nhỏ của bạn vào các trang quảng cáo lớn. Hoặc bạn cũng có thể làm việc với 1 khách hàng đăng quảng cáo thường xuyên để nhờ họ tài trợ hoặc bán lại cho 1 trang riêng trên tờ báo đó. Những người này thường thì chỉ tài trợ cho 1 tổ chức phi lợi nhuận hoặc các thông báo liên quan đến sự kiện xã hội.
Nếu bạn muốn thông báo phát trên sóng đài phát thanh hoặc truyền hình, bạn cần phải làm việc với người phụ trách ban các vấn đề xã hội của đài, nhưng phải tìm người phụ trách nào có hứng thú với các chủ đề liên quan đến lợi ích cộng đồng như an toàn và sức khỏe, lạm dụng các chất hóa học…
Trong quá trình soạn thảo thông báo, trước tiên bạn cần xác định mục đích chính của nó là gì. Tiếp theo bạn cần phải tính toán ngân sách, số tiền bạn đã có và số tiền có từ nhà tài trợ tổng cộng là bao nhiêu, bạn cũng cần phải nhìn trước các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình công việc, ví dụ như vấn đề về diễn viên, địa điểm giấy phép, âm nhạc…
Để có những quảng cáo thành công
Có lẽ mối quan tâm lớn nhất của chúng ta khi làm 1 quảng cáo là làm sao cho nó hiệu quả, đạt được mục đích đã đề ra. Để làm được điều đó thì mục đích của quảng cáo trước hết là cần phải xác định thật rõ ràng, từ đó xác định ý tưởng quảng cáo cụ thể. Nếu không quảng cáo đó rất khó truyền được những thông tin cần thiết, khó tác động đế ý thức hành vi và thái độ của công chúng, phải xem công chúng quan tâm đến điểm nào của 1 sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ đó có cở sở thiết kế cho quảng cáo của mình. Thực tế cho thấy trong cách nhìn nhận rất đa chiều của công chúng, để đánh giá hiệu quả quảng cáo của mình đạt đến mức độ nào, bạn cần phải biết chính xác mình muốn đạt được điều gì và công chúng có thái độ ra sao đối với bài quảng cáo của bạn.
Những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quảng cáo bao gồm việc có nên dùng chuyện hài hước, có nên dùng câu so sánh ví von hay những câu nói phản diện trong mục quảng cáo đó hay không. 1 lần nữa trước khi ra quyết định, bạn phải xác định xem mình muốn điều gì, đối tượng bạn muốn nói đến là ai. Những quảng cáo có sử dụng chuyện hài hước thường lôi kéo đc nhiều sự chú ý, tuy nhiên nó có nhược điểm là truyền được rất ít thông tin cụ thể, do đó không mấy hấp dẫn các công ty quảng cáo. Những quảng cáo dùng lối ví von so sánh cũng có những rủi do riêng, đặc biệt về mặt uy tín. Uy tín cũng dễ bị tổn hại khi quảng cáo có các câu nói mang tính phản diện, tuy nhiên hình thức này có tác dụng mạnh hơn 2 hình thức trên, trong khi rất nhiều người không thích hình thức quảng cáo sử dụng hình ảnh và từ ngữ mang tính phản diện trong lĩnh vực thương mại, nhưng họ lại rất hưởng ứng những quảng cáo loại này trong lĩnh vực chình trị bởi nó gợi cho họ sự tò mò về 1 vấn đề nòa đó hoặc về tính cách của 1 nhân vật chính trị phe đối lập, 1 trong những phần phải lưu tâm nhất khi làm quảng cáo chính là biểu trưng của tổ chức, của công ty. Logo được thiết kế không chỉ nhằm mục đích để phâm biệt giữa các tổ chức, các công ty với nhau mà còn nhằm khơi dậy nỗi thiện cảm về tổ chức về công ty đó. Theo 1 nghiên cứu thì các biểu trưng thành công là những biểu trưng 1 là có thể khơi dậy sự đồng tình mạnh mẽ của công chúng và 2 là đánh đúng vào tâm lý truyền thống văn hóa của 1 cộng đồng. điểm thứ 2 ngụ ý trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các công ty làm ăn ở nước nào thì nên dùng những biểu trưng cho phù hợp với truyền thống văn hóa ở nước đó, đa phần các công ty thường xuyên thay đổi logo 1 là để phù hợp với quy mô phát triển của mình, 2 là để tạo nên 1 hình ảnh đẹp hơn và dễ hiểu hơn đối với đa dạng cộng đồng, 1 số logo thay đổi vì những lý do đặc biệt, cũng có 1 số công ty lại muốn giữ mãi biểu trưng lâu đời của mình vì đã trở nên quá quen thuộc trong lòng công chúng.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Lưu Văn Nghiêm"