Công chúng
Xác định và mô tả công chúng.
Trong bất kỳ tình huống quan hệ công chúng nào, dù ở cấp độ quản lý hay quan hệ công chúng hay thiết lập nên các mối quan hệ công chúng, bạn không thể bắt đầu mà không xác định đối tượng công chúng của bạn.
Mỗi thuật ngữ được hiểu theo chuyên ngành của nó, đôi khi những thuật ngữ giống nhau lại được sử dụng theo những cách khác nhau bởi những người thuộc chuyên môn đó và nghề nghiệp khác nhau. Ở đây thuật ngữ “ công chúng” có ý nghĩa cụ thể trong quan hệ công chúng, người hành nghề quan hệ công chúng cần phải hiểu thuật ngữ này để phân biệt được” công chúng” và 1 “khán giả”.
Theo truyền thống, thuật ngữ công chúng nghĩa là bất kỳ 1 nhóm người( có thể cá nhân) có liên quan tới tổ chức. Vì thế công chúng bao gồm những người xung quanh khách hàng, nhân viên, đối thủ và quản lý chính quyền của 1 doanh nghiệp. Công chúng và doanh nghiệp có liên quan tới nhau: hành động của 1 công chúng có ảnh hưởng nào đó tới 1 doanh nghiệp và ngược lại. Bạn có thể hình dung là “ công chúng” và “khán giả” có cùng nghĩa nhưng trong những trường hợp cụ thể nó lại khác nhau.
Từ quan điểm về quan hệ công chúng. Thuật ngữ khán giả đề cập đến 1 nhóm người tiếp nhận 1 cái gì đó như 1 thông điệp, 1 buổi biểu diễn, vì thế 1 khán giả rõ ràng là một đối tượng bị động. Mâu thuẫn này cùng với mục tiêu của các chương trình quan hệ cộng đồng để khuyến khích sự tham gia nhiệt tình của khán giả, để giúp giải quyết mâu thuẫn về mặt ngữ nghĩa, thuật ngữ công chúng được đưa ra nhằm phân biệt giữa đối tượng khán giả chủ động và bị động.
Trong những mối quan hệ công chúng, thuật ngữ công chúng ( khán giả chủ động) bao gồm bất kỳ nhóm người có quan hệ với nhau do những ràng buộc về quyền lợi hay những mối quan tâm và những người có liên quan đến cùng 1 tổ chức tuy nhiên mối quan hệ đó có thể không chặt chẽ.
Trước tiên bạn thuộc về nhóm người tiêu dùng, giới marketing đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về thị trường và thị trường mục tiêu, giới marketing cũng đưa ra khái niêm về 7 nhóm công chúng. Bạn cũng có thể thuộc về nhiều nhóm khác nhau do chủng tộc, tôn giáo, hay dân tộc hay xuất xứ quốc gia khác của bạn. Bạn là thành viên trong nhiều cộng đồng xác định và được mô tả. Chính vì vậy công việc của những người làm quan hệ công chúng là phải xác định công chúng vì họ liên quan tới tổ chức của những người làm nghề này.
Theo quan hệ công chúng truyền thống, công chúng được chia thành 2 loại, công chúng bên ngoài và công chúng bên trong, công chúng bên ngoài tồn tại bên ngoài tổ chức họ không trực tiếp hay không chính thức là 1 phần của tổ chức nhưng họ lại có quan hệ với nó. Nhóm công chúng bên ngoài như cơ quan quản lý chính phủ, có ảnh hưởng đáng kể tới tổ chức.
Công chúng bên trong có tính thống nhất với tổ chức, họ bao gồm quản lý công ty, nhân viên và những người ủng hộ. Đôi khi thuật ngữ công chúng bên trong được sử dụng thực tế khi quan hệ công chúng ám chỉ duy nhất đến đối tượng nhân viên, chính là những người công nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng theo nghĩa này không chính xác vì nó cho thấy người công nhân không quan hệ với ban lãnh đạo như là bộ phận trong cùng 1 đội, cách nghĩ như vậy mang tính hạn chế đến những vấn đề nghiêm trọng trong truyền thông, trong 1 tình huống có sự liên kết chặt chẽ, sự chia rẽ là có thật và liên kết 1 đội là không thể xảy ra. Dù vậy quan hệ cạnh tranh là tốt miễn sao quan hệ giao tiếp giữa 2 nhóm này phải được duy trì.
Thực tế 2 loại công chúng: bên trong và bên ngoài quá rộng trong việc xác định chúng, bất kể công chúng nào, dù có lớn đến đâu cũng có thể trở thành trung tâm của 1 lỗ lực quan hệ công chúng, khi điều đó xảy ra, công chúng được gọi là 1 công chúng mục tiêu hay 1 công chúng ưu tiên.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Lưu Văn Nghiêm"