Hình thức quảng cáo tạo dư luận xã hội thoạt đầu nhìn giống như 1 cuốn sách in dù có được xác định là 1 tập quảng cáo. Đôi khi loại hình quảng cáo này cũng được thực hiện khi kết hợp với 1 tổ chức phi lợi nhuận và trở thành quảng cáo kết hợp.
Một loại hình khác của quảng cáo tạo dư luận xã hội có ít tính thuyết phục hơn mà nhiều công ty đang sử dụng, đó là quảng cáo thông qua hình ảnh, biểu tượng. loại hình quảng cáo này được các công ty sử dụng để xây dựng hình ảnh của mình. các công ty này có thể đưa ra biểu tượng của mình tự thiết kế hay 1 thay đổi về chính sách. Hình ảnh quảng cáo do công ty độc quyền đưa ra nhằm đạt được mong muốn được mọi người coi là người phục vụ công chúng 1 cách tận tụy, các công ty thường sử dụng loại hình quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của dư luận xã hội.
Các tổ chức phi lợi nhuận. đặc biệt là công ty thương mại hay các tổ chức nghề nghiệp cũng thường sử dụng quảng cáo hình ảnh. Do nội dung và hình thức của biểu tượng nên nó hay bị nhầm thành các loại hình quảng cáo khác.
1 số hình ảnh nhìn trong giống như 1 quảng cáo và ngược lại, 1 công ty có thể liện hệ hình ảnh với sản phẩm mình làm ra nếu như điều đó là cần thiết cho uy tín của công ty và hình ảnh gợi người ta nhớ đến sản phẩm của công ty. Khi không sử dụng quảng cáo hình ảnh công ty có thể bị mất đi sự ủng hộ của khách hàng và thị phần của mình; sau 2 năm sự suy giảm này có thể nhanh hơn. Khi ngân sách eo hẹp và công ty không sử dụng hình ảnh để quảng cáo nữa thì kết quả thật tồi tệ.
1 biện pháp tương tự như quảng cáo sử dụng hình ảnh, biểu tượng là dùng đặc điểm nổi bật để quảng cáo, thường những công ty không có khách hàng tiêu thụ sản phẩm sử dụng hay những công ty định hướng tiêu dùng khi lợi tức ngẫu nhiên làm mờ mắt công chúng.
Quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình do các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện. không phải tất cả các quảng cáo theo kiểu này do các tổ chức phi lợi nhuận tiến hành đều là thông cáo rộng rãi. Phần lớn chúng là không gian và thời gian được bán để lấy tền. nhiều nhà thờ tiến hành quảng cáo vào những ngày lễ truyền thống, những chùa cổ được xếp hạng di tích cũng quảng cáo về lễ hội, về các dịp trùng tu sửa chữa nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và huy động tiền công đức. Mục tiêu chủ yếu của chiến dịch này phụ nữ trong độ tuổi 35-65 vì những nghiên cứu gần đây cho biết những phụ nữ này có khả năng sẽ đến hành lễ và mang theo cả gia đình, 1 số nghiên cứu khác lại cho thấy người già đi lễ nhiều hơn thế hệ trẻ, sự đầu tư này là cần thiết để tăng số người đi lễ thường xuyên. Chủ nghĩa vật chất không chỉ còn là lựa chọn của ngày nay nữa. nó đã lùi về quá khứ những năm trước rồi. Công chúng đang chú ý đến cuộc sống văn hóa tinh thần, chú ý tới thế giới tâm linh.
Tạo tình huống và giải quyết tình huống trong quảng cáo. Đôi khi quảng cáo lại là bất cập hại. ví dụ : trên truyền hình peru chiếu cảnh người châu phi quấy rầy du khách châu Âu để xin bánh Nabisco’s Royal. Người peru coi thước phim đó là giải trí nhưng khi chương trình Inside Edition chiếu thước phim này ở Mỹ, công ty Nabisco đã cho rằng đoạn quảng cáo trên không phù hợp với giá trị của công ty và thước phim này là 1 sai lầm. Lượng hàng hóa bán ra cao trên thị trường nước ngoài mà lại không ảnh hưởng đến khán giả truyền hình của nước chủ nhà là điều vô cũng cần thiết, dù có bao nhiêu công ty, tập đoàn có dựa dẫm vào địa lý ở các nước bản địa để thâm nhập vào thị trường bản địa đó cũng vẫn phải cần đến những chỉ dẫn, nguyên tắc chung.
1 trong những vấn đề cần xem xét khi quảng cao trên toàn thế giới chính là ngôn ngữ nhưng có 1 vấn đề không kém quan trọng nữa là văn hóa. Văn hóa đôi khi còn quan trọng hơn cả ngôn ngữ. thực tế cho thấy khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì văn hóa đa dạng đến mức hình vẽ hay hình ảnh quảng cáo, thậm chí là “ tông” giọng nói trở nên không còn hiệu quả nữa. Quảng cáo gây ra những rắc rối cho mối quan hệ công chúng chính là khoản tiền đầu tư không hiệu quả, cần phải có 1 cuộc nghiên cứu về người dân ở nơi đó chứ không phải là 1 thương vụ đầu tư.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Lưu Văn Nghiêm"