• +84 93.777.3030
  • +84 93.79.79.730
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Cơ sở lý thuyết về tổ chức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 
Cơ sở lý thuyết về tổ chứcCơ sở lý thuyết về tổ chức bắt nguồn từ một ý tưởng trong ngành sinh học mang tên “hệ thống chung” của Ludwwing Von Bertalanffy. Ông cho rằng tất cả các thực tế, xã hội cũng như sinh học, được cấu thành để đương đầu với sự tượng tác năng động giúp duy trì sự sống. Xuất phát từ đó các nhà nghiên cứu truyền thông đã nghiên cứu nó trong bối cảnh rộng hơn. Thuyết hệ thống đề cập về tổ chức và tất cả các mối quan hệ công chúng của nó với tư tưởng là tất cả các bộ phận của một hệ thống có quan hệ tương hỗ và vận hành trong một tổng thể và sức mạnh hệ thống lớn hơn tổng sức mạnh của tất cả các bộ phận riêng rẽ. Hệ thống dễ thay đổi theo môi trường bên ngoài, mức độ thay đổi phụ thuộc vào độ mở của hệ thống. Chúng ta đã nghe nói về các tổ chức có hệ thống truyền thông mở hay khép. Tất cả các hệ thống đều vươn tới sự cân bằng hay ổn định nhưng thực tế chưa bao giờ đạt được điều đó.


Rất nhiều cơ sở lý thuyết đã phát triển từ quan niệm cơ bản này, trong đó có thuyết hệ thống mở. Trong đó có một thuyết tương đối đặc biệt đó là thuyết hệ thống “điều khiển học” của Norbert Wienner xuất hiện vào năm 1948 trong lĩnh vực vật lý và sau này được áp dụng cho hệ thông tổ chức. Đây là một trong những nguồn gốc của tư tưởng thiết lập mục tiêu cho tổ chức và căn cứ vào thông tin phản hồi điều chỉnh hành động để thực hiện được mục tiêu đó. Sau đây là cơ chế của thuyết “điều khiển học”  Trung tâm điều khiển của hệ thống hướng hành vi về phía mục tiêu, khi thông tin phản hồi báo rằng vẫn chưa đạt được mục tiêu, nó sẽ dùng các bộ phận của hệ thống, thay đổi hành vi.


Hướng tiếp cận hệ thống không phải là hướng duy nhất của cơ sở lý thuyết truyền thông. Có hai sơ sở quan trọng khác là: cơ sở văn hóa và phê bình/hậu hiện đại.


Cơ sở lý thuyết vè quan hệ công chúng thường đề cập đến tác động của văn hóa Tổ chức đối với hoạt động của QHCC. Nền tảng cơ bản của văn hóa tổ chức là giá trị của nó. Điều đó lý giải tại sao các hoạt động QHCC xuất sắc luôn đi kèm với báo cáo nhiệm vụ - cơ sở thành lập và giá trị của tổ chức thể hiện qua hoạt động và hành vi của nhân viên. Văn hóa Tổ chức thay đổi vì nó phụ thuộc vào sự tương tác của các thành viên, đặc biệt là sự tác động của lãnh đạo. Lãnh đạo thay đổi văn hóa cũng thay đổi theo.


Tất cả các thành viên của tổ chức có thể không tham gia văn hóa tổ chức. Hoặc ít nhất là tham gia ở mức độ khác nhau. Các tổ chức đều có các nền văn hóa nhánh với kỹ năng hay kiến thức chuyên môn của mình. Ví dụ trong trường đại học mặc dù đã có báo cáo nhiệm vụ chung, các trường và khoa trực thuộc đều phải có báo cáo nhiệm vụ riêng và thường thì văn hóa của một khoa hoàn toàn khác với khoa khác.


Nghiên cứu văn hóa thường dùng phương pháp định tính, phương pháp này được đề cập ở chương 3. Có một phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội chưa đề cập ở chương 3 là phương pháp dân tộc học. Phương pháp này xem nghiên cứu văn hóa là đọc một văn bản, là trực tiếp tham gia, trải nghiệm các hoạt động của tổ chức và sau đó rút ra các nhận xét. Kinh nghiệm thực tế đặt nền móng cho văn hóa tổ chức, cho tổ chức.


Phê bình/hậu hiện đại cũng chi phối trong lĩnh vực này. Ví dụ thuyết hệ thống khách quan khám phá tính năng động của tổ chức. Thuyết văn hóa trải nghiệm mình như một thành viên của tổ chức để có thể hiểu và diễn giải cho các loại thành viên v.v…


Thuyết “Phê phán” bắt nguồn từ học thuyết của Kark, Marx, lại xem tổ chức là một kết cấu có quyền lực thống trị. Thuyết phê phán nghiên cứu nguồn gốc quyền lực và nghi ngờ khả năng điều chỉnh của thuyết trình. Nhà lý luận xã hội học – triết học Jurgen Harbermas so sánh giữa lý luận phê phán với phân tích tâm lý. Ông cho rằng “thực tiễn được hình thành trong phạm vi truyền thông đời sống giữa các nhóm người và tổ chức qua ngôn ngữ đời sống kinh tế - xã hội. Theo như lý giải của hệ thống biểu tượng phổ biến, chỉ những gì được trải nghiệm mới là thật”.


Các nhà lý luận hiện đại cho rằng bước ngoặt lịch sử những năm 60 của thế kỷ trước đã đưa chúng ta đến thế giới hậu hiện đại. Đặc điểm của thời kỳ này là nền kinh tế toàn cầu, sự thống trị của văn hóa phổ thông và sự điều khiển, sức ảnh hưởng của các tổ chức đối với con người. Các nhà lý luận hiện đại cho rằng phương pháp khoa học và phê phán duy lý không còn là phù hợp khi nghiên cứu xã hội ngày nay.


Bên cạnh Harbermas, một nhà nghiên cứu khác nổi lên trong lý luận về quan hệ công chúng là Michael Foucault. Foucault cho rằng tiềm ẩn trong bản sắc, trong cách nghĩ của chúng ta và trong phương thức vận động của xã hội các cấu trúc rời rạc. Ông nhận thấy xã hội phương tây mang tính độc lập và cá nhân, trong khi đó xã hội của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Châu Á, Châu Phi là xã hội mang tính cộng đồng, từ đó hnhf thành nên bản sắc văn hóa và mối quan hệ giữa các thành viên.


Thuyết hậu hiện đại là phê phán chủ yếu do nó có tính hư vô (trừu tượng) khi phủ nhận tất cả các nguyên tắc đạo đức và đã không xây dựng được nền tảng trật tự, tiêu chuẩn xã hội và tư cách đạo đức. Xét về lý luận, dù sao quan điểm này càng được coi là quan điểm mới có tính tiên phong.

Nguồn: "Tochucsukien.com" - Tác giả: "Lưu Văn Nghiêm".

Liên hệ Tổ Chức Sự Kiện

  • Trụ sở chính : Số 4 Tường Vi, KDC Lovera Park, Phong Phú, Bình Chánh
  • Điện thoại : 08 - 37.160.179  Fax : 08 - 37.160.180
  • Email : lienhe@tochucsukien.com
  • Kho hàng chính : Số 58/24 Thạnh Xuân 22, Thạnh Xuân, Quận 12
  • Kho hàng 2 : Tạ Quang Bửu - Quận 8 - Tp. HCM

Royal Event

Quý khách hàng cần tư vấn tổ chức sự kiện ?
Quý khách hàng cần các giải pháp tốt nhất để thực hiện việc tổ chức sự kiện ?
Quý khách hàng cần tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp mình ?
Quý khách hàng cần một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp ?

Hãy gọi ngay cho chúng tôi : 093.777.3030
Công ty tổ chức sự kiện Hoàng Gia

© 2024 Royal Event. All Rights Reserved.