Quan hệ công chúng và việc tạo dư luận.
Điều gì đúng với người nắm giữ thông tin của chính phủ sẽ đúng với tất cả các tổ chức khác. Bất kỳ ở đâu xảy ra tin tức đặc biệt, ai sở hữu thông tin người đó quản lý sự phát triển của nó. Điều này sẽ tác động vào công chúng, chi phối suy nghĩ và hành động của nó.
Trong xã hội tư bản, những phần tử của phe đối lập thường đưa ra những câu hỏi như vậy để tác động vào công chúng gây ra đấu tranh cho tự do công luận. Cuộc đấu tranh đã lật đổ ở một số quốc gia nơi mà chính phủ đã phớt lờ công luận. Sự tự do đấu tranh cho công luận đã thấm sâu vào mỗi chúng ta khái niệm về dân chủ. Các nhà hoạt động QHCC đã tham gia vào cuộc đấu tranh đó vì mỗi bên đều cần tới họ với tư cách là chuyên gia, tư vấn hay người phát ngôn. Điểm khác biệt giữa người nắm giữ thông tin và các nhà hoạt động quan hệ công chúng chuyên nghiệp là ở sự trung thành tuyệt đối với các nguyên tắc đâọ đức thể hiện ý thức rõ ràng về trách nhiệm xã hội. Người hoạt động QHCC chuyên nghiệp không bao giờ nói dối trước phương tiện thông tin đại chúng mặc dù đôi lúc vì lợi ích của khách hàng họ phải nói với báo chí rằng: “Tôi biết điều đó nhưng tôi không thể tiết lộ được”. Thành công của người điều khiển thông tin ảnh hưởng tới công luận cũng quan trọng như uy tín của họ. Đây là một trong những tài sản quý giá nhất của người hoạt động quan hệ công chúng.
* Tuyên truyền và thuyết phục. Người thuyết phục thường sử dụng nhiều phương thức khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp tuyên truyền phổ biến đã được thực hiện.
-Gọi tên. Một con người có hai mặt tích cực và tiêu cực. Có thể là thông thái, chu đáo; cũng có thể là dối trá, cơ hội. Anh ta là một nhân vật có màu sắc, góc cạnh để công chúng nhận biết hoặc nhận biết công chúng.
- Nói chung chung. Có thể dùng những từ chung chung, trừu tượng như “những người nhiệt tình”đội tiếp đón…không cụ thể.
- Chuyển giao. Điều này xảy ra khi sử dụng những ngôi sao vận động cho một chính trị gia hay quảng cáo cho một sản phẩm. Một số tinh hoa (uy tín, mến mộ đối với công chúng) của họ được chuyển lại cho người hoặc sản phẩm ít nổi tiếng hơn.
- Xác thực. Sử dụng những ngôi sao… xác nhận sự trải nghiệm của họ đối với sự vật, hiện tượng và khuyến khích công chúng làm theo.
- Chân thực hòa đồng. Dùng lời lẽ, cử chỉ hành động của công chúng để hòa đồng vào công chung, thể hiện sự quan tâm, thân thiện với công chúng để cảm hóa, thuyết phục công chúng.
- Tranh thủ người ủng hộ mình. Phương pháp này tranh thủ thiểu số đi theo đa số cho dù đa số không có vai trò quan trọng. Ở Mỹ phương pháp này rất được coi trọng. Tâm lý bầy đàn, tâm lý đám đông cũng ảnh hưởng và tác động lớn đến kết quả của phương pháp này.
- Dấu chân. Chọn lọc sự kiện để thực hiện một quan điểm và không thể hiện các sự việc khác nhằm gây ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của công chúng. Thực chất đây chỉ đề cập tới một phần của sự kiện hay hiện tượng cần cho việc gây ảnh hưởng. Kết quả sẽ hướng công chúng suy nghĩ và hành động như mong muốn.
- Định kiến cảm xúc. Phương pháp này là sự gợi nên hình ảnh, những mẫu chuẩn mực về lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội (văn hóa, kinh tế, chính trị) khuyến khích công chúng theo các mẫu đó.
- Im lặng. Đây là một hình thức tuyên truyền tinh tế, thông qua, âm thanh, nhạc điệu, hình ảnh và cả ngôn ngữ không trực tiếp đề cập tới sự vật, hiện tượng cần chuyển tới công chúng mà được công chúng quan tâm.
- Tạo dư luận: là phương pháp hùng biện phát triển từ phương pháp giấu quân. Phương pháp này có hiệu quả tuy việc gây mất hứng thú hoặc gây trào lưu ngược chiều cho một ý tưởng sai lệch kém khả thi nào đó.
Trên thực tế dễ dàng nhận ra cách thức tuyên truyền này trong lịch sử có nhiều người vận dụng đều có kết quả tốt. Bất kỳ ai muốn truyền thông đều có thể dùng những cách thức tuyên truyền này dưới dạng nói viết, hình ảnh hay bất kỳ hình thức nào.
Trên đây là 10 phương pháp tuyên truyền, phổ biến và thuyết phục đã mang lại thành công cho nhiều nhà nghiên cứu, thực hiện QHCC.
Bản chất của tuyên truyền là nhằm làm thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực. Các nhà tuyên truyền là nhằm làm thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực. Các nhà tuyên truyền khác các nhà giáo dục ở chỗ họ không dạy người tâ tư duy như thế nào mà là tư duy cái gì? Dùng tuyên truyền gợi nên cảm xúc con người để thay đổi ý kiến, hành động vì lợi ích cộng đồng.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Lưu Văn Nghiêm".