• +84 93.777.3030
  • +84 93.79.79.730
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Các Hình Thức Quảng Cáo - P8

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Các Hình Thức Quảng Cáo - P83.SLOGAN ẤN TƯỢNG – CÔNG CỤ HỮU HIỆU CỦA NHỮNG NHÀ QUẢNG CÁO TÀI BA
Xây dựng thương hiệu thường được định nghĩa như những hình ảnh trực giác, ngôn ngữ, văn hóa, tình cảm riêng mà người ta hay liên tưởng đến một loại sản phẩm hay công ty nào đó, và đặc biệt tập trung vào hai yếu tố chính: hình ảnh và ngôn ngữ, và những tác động của khoa học công nghệ đến khía cạnh này trong xây dựng thương hiệu.

Chỉ cần nhìn thoáng qua hình ảnh của Nike, một người tiêu dùng (theo phản xạ có điều kiện) sẽ buột miệng nói “Nike” hoặc “Just do it”, với Nokia sẽ là “Connecting people”, General Electric: “We bring good things to life”. Các công ty thường sử dụng những hình ảnh dễ dàng được nhận thấy rộng rãi (logo) và một khẩu hiệu (tagline) để mang lại cho người tiêu dùng một hình ảnh và ngôn ngữ ổn định từ đó họ có thể rút ra những ý kiến về hình ảnh và thương hiệu của công ty.


Nhiều khi cách nói thẳng, trực tiếp lại không thu hút sự chú ý, gây ấn tượng mạnh bằng cách diễn đạt ẩn dụ, đa nghĩa. Slogan – trong nhiều trường hợp – là dẫn chứng sinh động.


Có lẽ chẳng cần phải điều tra hoặc thông kê cũng thấy được trong hàng ngàn doanh nghiệp chỉ một số ít có slogan được đông đảo người tiêu dùng nhớ đến. Còn lại đa số đã bị chìm ngập, rơi rụng trong cả rừng khẩu hiệu quảng cáo.


Slogan thường được hiểu như một khẩu hiệu, nhưng lại là khẩu hiệu của một doanh nghiệp. Nó là sự tự giới thiệu, tự quảng cáo; là một thông điệp gửi đến đối tượng tiêu dùng đã xác định, dưới hình thức cổ động.


Cùng lúc, nó phải “nói” cho người tiêu dùng biết đặc điểm, ưu điểm của sản phẩm, doanh nghiệp, về những lợi ích và sự hài lòng mà nó mang đến cho khách hàng… (hẳn nhiên không khỏi cường điệu ít nhiều do yêu cầu ấy lại chỉ được phép gói ghém trong vài từ ngắn ngủi, dễ đọc, dễ nhớ.


Nói cách khác, slogan là một hình thức diễn đạt cô đọng, giàu ý nghĩa và tạo ấn tượng tốt, mạnh mẽ. Dùng rất ít từ để nói được rất nhiều điều. Những yêu cầu ngặt nghèo như vậy đặt người viết slogan trước hai khả năng: hoặc tập trung nhấn mạnh các phẩm chất của một sản phẩm, thương hiệu; hoặc tìm cách vượt ra khỏi những khía cạnh cụ thể của một sản phẩm để nói đến ý nghĩa và các giá trị ngoài vật chất do nó mang lại: niềm thích thú, nỗi ước vọng, say mê, một phong cách sống…


Với trường hợp thứ nhất, người ta thường dùng các cụm mang tính khái quát về phẩm chất của một sản phẩm, thương hiệu, kiểu như: “chất lượng cao” , “chất lượng tuyệt hảo” , “uy tín hàng đầu”, “người bạn đáng tin cậy”, “sản phẩm của thời đại” ,(của thế kỷ), “bền – đẹp – rẻ”… Nhưng khi sử dụng cách diễn đạt này người t sẽ gặp phải nguy cơ trùng lặp, sáo mòn vì những cụm từ có nghĩa chung chung đó có thể dùng cho hầu hết các sản phẩm, thương hiệu và trên thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng, nhiều đến độ nhàm chán.


Không có cá tính, không thể hiện bản sắc riêng, những slogan như vậy không thể “thọ”| nổi! Cách thứ hai đòi hỏi người viết slogan phải rất sáng tạo. họ không nói thẳng mà thường chọn cách nói gián tiếp, đề cao một cách kín đáo có vẻ như mơ hồ mà lại là khẳng định. Họ không mô tả, xác định trực tiếp mà mở đường cho sự tìm hiểu, khám phá ý nghĩa của slo-gan mà cũng là của sản phẩm, thương hiệu đó. Và chính quá trình cảm nhận, động não này sẽ khiến câu slogan ngày càng in đậm trong trí người đọc (hay người nghe).


Một trong các phương pháp chính ở đây là “gợi” thay vì “tả thực” -  như thuật ngữ của lý luận văn học. “Gợi” bằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, biểu cảm, các cấu trúc từ ngữ đa nghĩa, cách nói bỏ lửng… Thực ra, cách diễn đạt này chẳng mới mẻ gì. Trong thơ ca – đặc biệt là thơ Đường Trung Quốc, thơ Haiku Nhật Bản và ca dao, tục ngữ Việt Nam – ta có  thể  bắt gặp nhiều dẫn chứng sinh động cho phương pháp này.


Tất nhiên, slogan không thể là sự đánh đố do đó dù lửng lơ, trừu tượng đến đâu, nó vẫn phải gợi nhớ, làm liên tưởng đến nét đặc trưng nào đó của sản phẩm hoặc của doanh nghiệp. Trong thực tế đã có những slogan hay, thường được mọi người nhớ đến. Phân tích các trường hợp này có thể thấy khả năng “gợi” rất lớn của nó.


Triumph chẳng hạn. Nhãn hiệu trang phục lót cao cấp này tung ra câu slogan độc đáo: “Triumph – Thời trang và hơn thế nữa” – tức là cả hơn cả chuyện thời trang? Nhưng đó là gì? Câu bỏ lửng. Nó buộc người ta phải tò mò, tìm cách giải thích, đoán định. Phải chăng slogan muốn nhấn mạnh rằng, Triumph không chỉ là một nhãn hiệu thời trang mà còn là dấu hiệu của người biết cách ăn mặc, của sự sành điệu?


Một trường hợp khác: Yomost (của Dutch Lady). Câu “một cảm giác rất Yomost” đọc lên nghe lửng lơ, mơ hồ, gợi sự tò mò. Có cả 1.001 cảm giác “Rất Yomost” là cảm giác gì? Đi kèm slogan này còn có cả hình ảnh tĩnh hoặc động thể hiện trạng thái vui tươi, sảng khoái của các bạn trẻ xinh đẹp khi dùng sữa Yomost, như một sự minh họa. Nhưng dù sao, slogan và các hình ảnh này vẫn là mọt sự để ngỏ cho mọi tự cảm nhận, giải thích theo chiều hướng tích cực.


Cũng có nhiều trường hợp slogan có dạng cấu trúc khẳng định. Nhưng thật ra, xem xét kỹ về ý nghĩa nội dung thì nó vẫn là một cấu trúc mở, dẫn dắt trí tưởng tượng của người nghe. Chẳng hạn nhãn hiệu Aquafina: “Aquafina – phần tinh khiết nhất của bạn”.


Thay vì nói dài dòng: chất lượng vệ sinh, độ an toàn cao, slogan dùng từ “tinh khiết” – ngắn và chuẩn. Nhưng khả năng gợi lại lớn ở chỗ nó mở rộng ý nghĩa không chỉ là nước uống mà còn là “phần tinh khiết” của cơ thể con người. Phần tinh khiết đó là gì, người nghe tự tìm cho mình câu giải thích, tuy nhiên không thể không nghĩ yếu tố nước nuôi sống cơ thể.


Câu slogan của S-Fone mới xuất hiện cũng rất ấn tượng: “S-Fone – Nghe là thấy”. Nghe mà thấy được cả những gì người ta nói, thậm chí cả những gì mà họ không thể nói được thành lời, “thấy” cả những hình ảnh mà không thể nhìn trực tiếp?  Hơi khó hiểu. Nhưng chính điều đó lại gợi sự tò mò, chú ý. Âm thanh được truyền đi rõ mồn một và “nét” đến độ làm cho người nghe có cảm giác hình dung ra ngay từ cử chỉ, trạng thaí của người nói. Không cần trực tiếp nói chất lượng cao mà vẫn thể hiện chất lượng dịch vụ. Cấu trúc câu ngắn đến mức tối thiểu, nhịp dằn mạnh, thể hiện sự khẳng định chắc nịch…


Quả thực, trong sáng tạo slogan, nghệ thuật của  ngôn từ và hình ảnh giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Nhưng suy cho cùng, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật mà thực ra nó còn tùy thuộc rất nhiều vào mục tiêu, tầm nhìn và cả triết lý của doanh nghiệp.


Liên hệ Tổ Chức Sự Kiện

  • Trụ sở chính : Số 4 Tường Vi, KDC Lovera Park, Phong Phú, Bình Chánh
  • Điện thoại : 08 - 37.160.179  Fax : 08 - 37.160.180
  • Email : lienhe@tochucsukien.com
  • Kho hàng chính : Số 58/24 Thạnh Xuân 22, Thạnh Xuân, Quận 12
  • Kho hàng 2 : Tạ Quang Bửu - Quận 8 - Tp. HCM

Royal Event

Quý khách hàng cần tư vấn tổ chức sự kiện ?
Quý khách hàng cần các giải pháp tốt nhất để thực hiện việc tổ chức sự kiện ?
Quý khách hàng cần tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp mình ?
Quý khách hàng cần một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp ?

Hãy gọi ngay cho chúng tôi : 093.777.3030
Công ty tổ chức sự kiện Hoàng Gia

© 2024 Royal Event. All Rights Reserved.