Khái quát
Cũng giống như người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo.mỗi nhà thiết kế đều có chuyên môn và kinh nghiệm đặc biệt ở một lĩnh vực thiết kế nào đó. Mặc dù nhiều công ty có xu hướng nhờ đến tài năng của những nhà thiết kế lớn, nhưng ngày nay cũng còn nhiều công ty thiết kế tuy nhỏ nhưng rất nhanh nhạy và đủ năng lực để cạnh tranh.
Chính vì họ là những gương mặt mới trong ngành nên thường có những ý tưởng mới lạ và phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với việc thiết kế.
Khi thuê một nhóm thiết kế. Trước hết bạn nên tìm hiểu xem liệu chuyên môn của họ có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Để làm việc này, bạn nên kiểm tra những tác phẩm họ đã thực hiện được để đánh giá phong cách sáng tạo của họ, xem nó có quá bảo thủ hay đột phá quá mức hay không việc lựa chọn này đón vai trò rất quan trọng đối với thành phẩm cho tương lai, cho dù đó là sợi dây trang trí trên một ấn phẩm, phong cách tòa nhà hay một gian hàng triển lãm.
Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về mọi thứ và bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy sưu tầm danh sách những nhà thiết kế và tư vấn thiết kế từ các nguồn có sẵn trong từng lĩnh vực thiết kế. Tuy nhiên quyết định cuối cùng của bạn sẽ tuy thuộc vào nội dung trình bày của các nhà tư vấn thiết kế về giải pháp cho đề tài của bạn.
Kỹ thuật chế bản điện tử
Hầu hết các công việc trên máy tính hiện này điều được làm trên máy tính, và nhiều nhà thiết kế đã sử dụng kỹ thuật chế bản điện tử (DTP) để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình kỹ thuật này không chỉ hiệu quả mà còn mang đến kết quả chính xác như mong muốn.
Bản tóm tắt công việc
Bản tóm tắt luôn phải thể hiện được các mục tiêu của bạn cùng những hướng dẫn thiết kế cụ thể. Dĩ nhiên, nhiệm vụ của các nhà thiết kế là tìm ra giải pháp cho bạn vì đó là lĩnh vực chuyên môn và cũng như trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, sẽ chẳng vô ích khi bạn phát thảo ra định hướng và ý tưởng thiết kế của mình với nhóm thiết kế và nêu rõ trong bản tóm tắt công việc.
Bạn có thể phần nào đánh giá năng lực của nhà tư vấn thiết kế thông qua cách tiếp thu và những câu hỏi đặt ra của họ khi nhận bản tóm tắt công việc. khi trao đổi với nhà thiết kế về bản tóm tắt công việc, bạn phải xác lập rõ các giai đoạn của công việc, cũng như theo phương thức thanh toán, tức là thanh toán theo giai đoạn, ứng trước hay trả sau và nêu rõ những vấn đề này trong hợp đồng. Nếu nhà thiết kế là thành viên của một hiệp hội ngành nghề nào đó thì họ phải tuân thủ theo quy tắc của hiệp hội đó. Và dĩ nhiên, bạn cũng phải như vậy.
Bản tóm tắt công việc bao gồm những thông tin sau:
- Mục tiêu rõ ràng :
- Thông tin cơ bản về tổ chức của bạn;
- Bất kỳ tác phẩm hay phong cách thiết kế tham khảo nào có thể giúp nhóm thiết kế định hướng khi thực hiện công việc;
- Các quy định cần tuân thủ khi thực hiện thiết kế, ví dụ cẩm nang thiết kế nội bộ hiện có các quy định chi tiết về những đặc trưng của doanh nghiệp như màu sắc, logo, font chữ…
- Đối tượng của sản phẩm
- Những mối liên hệ hữu dạng cho mục đích nghiên cứu
- Ngân sách
- Thời gian thực hiện.
Sản phẩm thiết kế
Bản thiết kế phác thảo
Trước hết nhà thiết kế sẽ trở lại gặp bạn với những bản phác thảo sơ bộ và mô tả các ý tưởng thiết kế đầu tiên dựa trên bản tóm tắt công việc và những thông tin tổng hợp từ các buổi thảo luận giữa bạn với nhóm thiết kế. Thông thường, đó là những bản vẽ phác thảo bằng bút chì hoặc bút mực ở giai đoạn này, mục tiêu chính của nhà thiết kế là trình bày với bạn các ý tưởng của họ, để từ đó cùng bạn đánh giá, chọn lựa và điều chỉnh hướng sáng tạo nếu chưa thích hợp. Tuy thế các bản thảo này cũng đã thể hiện khá đầy đủ các chi tiết cần thiết, và có thể đã có mô hình, maquette hay phối cảnh trên giấy.
Nếu bạn thấy thích những gì mình xem thì công việc đã đi đúng hướng đó là điều rất tốt. Từ đó nhà thiết kế có thể triển khai bước tiếp theo. Tuy nhiên nếu bạn không thích nội dung kịch bản thiết kế phác thảo thì đây chính là lúc nói ra điều đó.
Đừng vì vị nể hay quá dè dặt trước những thuật ngữ hoa mỹ của nhà thiết kế mà chấp nhận một bản thiết kế không đáp ứng được yêu cầu của bạn. Nếu cần thiết, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu họ làm lại từ đầu.
Tác phẩm hoàng thiện/ bản in thử cuối cùng.
Đây là giai đoạn tiếp theo, diễn ra sau khi bản thiết kế phác thảo đã được chấp thuận. Các bản vẽ, các mẫu thiết kế sẽ được tiến hành xử lý màu sắc, hình ảnh … và in bản thử cuối cùng với nội dung hoàn chỉnh như một ấn phẩm thật sự.
Những thay đổi lớn về từ ngữ hay hình ảnh thiết kế ở các giai đoạn này có thể làm phát sinh thêm các chi phí khác vì triển khai thêm công tác thiết kế. Đôi khi phải tiến hành bố cục lại các trang, thay đổi giải pháp thiết kế hay cách trình bày.
Trong trường hợp thiết kế quầy hàng triển lãm, bạn cần phải kiểm tra lại thành phẩm cuối cùng bằng cách cho lắp ghép thử trước khi chở đến nơi triển lãm thi công
Tác phẩm camera-ready
Đây là thuật ngữ dùng trong lĩnh vực in ấn và xuất bản để tiến hành in ấn. Bạn không cần thiết phải nắm vững quy trình này vi nhà thiết kế sẽ phụ trách điều đó. Họ sẽ liên hệ trực tiếp với nhà in trong quá trình tiến hành công việc