Truyền thông và PR là hai lĩnh vực gắn bó vô cùng chặc chẽ với nhau và đóng một vai trò hết sức quang trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, do việc nhận thức sai lệch, một cách vô tình hoặc cố ý, thuật ngũ “PR” thường bị gán cho ý nghĩa tiêu cực như mang tính “Tuyên truyền”, “che giấu hay lẩn tránh sự thật”.trên thực tế có rất nhiều nhận định khác nhau về hoạt động cũng như về công tác PR.
Do có những suy nghĩ chưa đúng về PR,những người hoạt động trong giới truyền thông thường nghi ngờ về các nhân viên PR. Ngoài ra cũng có 1 số lãnh đạo cao cấp muốn dùng PR như một công cụ để dánh bóng tên tuổi, che dậy sự bất tài hoặc thiếu su trung thực của mình.
PR là lĩnh vực nghề nghiệp phức tạp, tuy mới phát triển nhưng lại chiếm vai trò trung tâm của mọi hoạt động truyền thông. Ngày nay, PR là một lĩnh vực đang phát triển mạnh, và ở một mức độ nào đó, có thể nói đang đạt đến ngôi vị cao nhất trên toàn thế giới. Các hoạt động PR dàn trải qua nhiều lĩnh vực, từ tổng quát đến chuyên sâu và luôn mang lại rất nhiều cơ hội lựa chọn cho ai đó muốn theo duổi lĩnh vực này.Thế nhưng, để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và PR, những người hoặc động trong lĩnh vực này cần có những kỹ năng và phẩm chất nhất định.
Hiện nay có rất nhiều cơ hội để học tập và đạt được các tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực PR thông qua các cuộc thi,các chương trình đại học,cũng nhu các khóa học ngắn hạn dành cho những người muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực này.
TRUYỀN THÔNG
trong cuộc sống hằng ngày
Bất kỳ hình thức nào của truyền thông cũng điều đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Luôn luôn là như thế bởi hằng ngày chúng ta không ngừng giao tiếp với mọi người xung quanh dù chúng ta có thể không chú ý mấy đến điều này.
Trong truyền thông, hành động hay lời nói đều có thể đem lại những tác dụng tương tự nhau.Nếu được sử dụng thích hợp, truyền thông có thể thực hiện nhiệm vụ thông báo, giáo dục, trấn an, tạo mối cảm thông, gợi sự quang tâm, yêu thích hoặc tạo ra khả năng chẩp nhận một tình huống nào đó khi xảy ra. Vd khi đi mua sắm, thái độ của bạn và người bán hàng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn. Hay như trong cuộc phỏng vấn xin việc ấn tượng đầu tiên la quang trọng nhất đươc thể hiện qua vẻ ngoài của bạn, từ cách ăn mặc, thái độ, cách ứng xử của bạn khi bước vào cửa. Tất cả những yếu tố đó là hình thức khác nhau của truyền thông,dù có di kèm lời nói hay không.
Bạn cũng cần phải nhớ rằng truyền thông là một quy trình mang tính hai chiều : cả thông diệp nhận được lẫn thông tin gửi đi điều quang trọng như nhau. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho lĩnh vực PR. Bởi đây cũng chính là hoặc động giao tiếp với những đối tác khác nhau, dù bằng văn bản, lời nói hay những phươn tiện nghe nhìn khác
Tại nơi làm việc
Ngày nay, mọi người trên thế giới điều thừa nhận rằng truyền thông, dưới hình thức PR, đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, hoạt động chính quyền… Riêng đối với lĩnh vực hoạt động chính quyền,PR đóng vai trò quan trọng hơn cả thế giới không ngứng theo dõi những cuộc khủng hoảng đang liên tục diễn ra tại Trung Đông.
Trong 10 năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của PR khác nhau trong công việc. Chúng liên quan đến những phương thức giúp xác lập và duy trì mối giao tiếp hai chiều giữa một tổ chức và tầt cả cac đối tác bất kỳ có liên hệ. Đó có thể là những cổ đông, các tổ chức giao thương, lực lượng lao động, và dĩ nhiên, cả giới truyền thông báo chí.
Thông qua những hình thức khác nhau đó,PR ảnh hưởng đến tất cả các loại tổ chức, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, tư nhân hay nhà nước, thương mại hay khu vực kinh tế tư nhân. Ngay cả với các đối tượng là chính phủ, hoàng gia của các nước không tránh khổi ảnh hưởng của PR qua những vụ việc đã từng được giới truyền thông điêu tra và đưa tin.
Truyền thông, dưới một hình thức nào đó dù là đối nội hay đối ngoại là vấn đề mà các tổ chức không thể né tranh hoặc phớt lờ. Bởi nếu làm thế thì họ phải chịu những hậu quả tai hại không chỉ la nước mắt mà còn là những ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của tổ chức.
Do đó, tất cả các cấp chính quyền giò đây đều tỏ ra có trach nhiệm hơn; không chỉ bằng việc xuất hiện thường xuyên hơn để lắng nghe công chúng mà còn nổ lực để làm việc tốt hơn. Vd, ờ mỗi văn phòng chính phủ ngày nay điều co bộ phận PR và các báo chí bao gồm các chuyên gia PR, nhân viên quan hệ báo chí và những nhà tư vấn chuyên môn. Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn thông báo và tóm tắc cho các vị bộ trưởng và các giới hữu quan về những chính sách mới của ngành hay chính phủ, những thay đổi, phát triển, và cung cấp những thông tin khác có liên quan. Họ cũng phải thường xuyên cập nhập thong tin cho giới truyền thông qua các cuộc hop báo hay các bản báo cáo báo chí ngày nay là một thanh phần quang trọng trong cơ cấu tổ chức.
Càng ngày mọi người càng nhận ra rằng tất cả các tổ chức dù lớn hay nhỏ, công hay tư, trách nhiệm hưu hạn hay cổ phần, diều có trách nhiệm nhiều hơn trong hoạt động của mình và do đó phải tiếp xúc với giới hưu quan thường xuyên hơn nữa. Ngày nay, giới truyền thông và công chúng luôn tỏ ra quang tâm đến các hoạt động của họ hơn bao giờ hết.
TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP
Truyền thông doanh ngiệp dưới mọi hình thức đã không còn là một hoặc động mang tính”xa xí phẩm” mà thay vào đó, đã trở thành điều cần thiết, bởi giới truyền thông ngày nay tỏ ra năng động và hay chất vấn hơn. Do đó sự cời mở và giải trình đươc công chúng đã trở thành một vấn đề vô cùng thiết yếu.
Ngày nay, việc một tổ chức không thể giao tiếp thẳng thắn, cởi mở trước công chúng thì có khả năng mất uy tính trên thị trường,kéo theo là những thua lỗ tài chính do mất khách hàng thân tính và phải gánh chiu thêm nhiều hậu quả khácdo điều này gây ra. Tựcc tế cho thấy nhiều nhà may và cơ sở sản xuất phải đóng cửa, gây nên nhiều tình trạng thất nghiệp trên địa phương và khu vực mà tất cả nguyên nhân điều bắt nguồn từ đó. Và điều này không chỉ xảy ra ở Anh, Mỹ mà còn nhiều nước khác trên thế giới.
Những cuộc khủng hoảng cấp quốc gia phát sinh từ nạn dịch” Lở mồn long móng” cũng như tình trạng vận chuyển tại Anh là một ví dụ cho sự thiếu cởi mở, thiếu trách nhiệm giải trình và truềyn thông khi cần thiết nhất. Ơ Mỹ thì có vụ bê bối enron và các rắc rối mà những định chế tài chính lớn gặp phải trong nhiều năm gần đây. Tất cả điều chứng minh cho tầm quang trọng của trách nhiệm giải trình trước công chúng.
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Một trong những trách nhiệm mà trong đó PR đóng vai trò then chốt chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hay còn goi là CSR ( Corporate Social Responsibility). Khái niệm này bao trùm mọi vấn đề của một tố chức cùng các hoạt động của họ, vá có thể hiểu nôm na là lương tâm đạo đức của một tổ chức đó. CSR lêin quang đến mọi chính sách của doanh nghiệp,và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cổ đông, bao gồm những vấn đề đầu tư đúng quy định kỹ thuật tác nghiệp và giao dịch nói chung.
Cùng với sự bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường công nghiệp và thương mại quốc tế, cộng với những vấn đề chính trị liên tục diễn ra trên toàn thế giới và áp lưc khác bên ngoài đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp, CSR đang nhanh chóng trở thành một yếu tố không thể thiếu tại nhiều tổ chức hiện nay.
Trong khối hoạt động từ thiện
Những nguyên tắc truyền thông tương tự cũng được áp dụng trong các quy mô tổ chức khác nhau thuộc khối tổ chức tư nhân, tự nguyện, từ thiện hay phi từ thiện. Sự gia tăng đáng kể về số lượng cũng như tần xuất hoạt động của những tổ chức từ thiện đã dẫn đến nhu cầu được công chúng trong nước lẫn quốc tế nhìn nhận và cảm kích ngày càng cao.
Điều này là nguyên nhân của sự xuất hiện của hàng loạt các hoạt động truyền thông, cũng như sự bộc phát của hoạt động PR trong khối kinh tế này. Vai trò chính các nhân viên PR thông báo và định hướng cho công chúng và báo giới truyền thông, làm cho họ biết đến tổ chức của mình, giải thìch bản chất công việc và hoạt động nói chung của tổ chức. Hầu hết các tổ chức tình nguyện hay từ thiện hiệp hội hỗ trợ dịnh cư tại Anh giờ đây điều có nhân viên PR, điều mà cách đây 1 năm hãy còn là một điều lạ lẵm… (còn nữa)
Trích: Philip Henslowe