Những khẩu hiệu và thông điệp ghi dấu ấn thương hiệu
Khẩu hiệu và những thông điệp cũng là công cụ để giới thiệu và lưu giữ hành ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả đó, các nhà quảng cáo nên lưu ý rằng không nên chọn những khẩu hiệu chung chung.
Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về lợi ích sản phẩm và gợi nhớ. Khẩu hiệu phải lột tả được cái tinh túy của nhãn hiệu và sản phẩm và mang tính đặc trưng cho loại sản phẩm đó. Một lỗi thường vấp phải của các câu khẩu hiệu là rất tổng quát như “chất lượng cao, phục vụ tốt, giá cả phải chăng, sử dụng hiệu quả”. Những câu khẩu hiệu loại này không lột tả được đặc tính và lợi ích riêng biệt của sản phẩm, không tạo được sự khác biệt và đặt vào loại sản phẩm nào cũng đúng; dẫn tới kết quả là khách hàng sẽ không chú ý và không nhớ tới nhãn hiệu khi nghe những câu khẩu hiệu loại này.
Thông điệp quảng cáo của bạn không chỉ giúp khách hàng nhìn thấy triển vọng của bạn mà nó còn thuyết phục họ trở thành khách hàng của bạn. Một thông điệp quảng cáo được thiết kế cần dựa trên hai yếu tố. Thứ nhất, nó phải ngắn gọn và nêu bật được điểm chính của thương hiệu. Hay có thể nói nó sẽ trở thành “biểu tượng âm thanh” của bạn. Và đó là câu trả lời của bạn đối với câu hỏi bạn đang làm gì.
Thứ hai, thông điệp quảng cáo phải được hỗ trợ bởi tất cả các nguồn lực và được đẩy mạnh nhờ các phương tiện quảng cáo hiệu quả. Để thông điệp được hấp dẫn và thuyết phục nó cần tuân theo các yếu tố sau:
- Thể hiện triển vọng của bạn đối với vấn đề nào đó;
- Chỉ ra rằng vấn đề đó rất quan trọng, cần phải quyết và không thể trì hoãn;
- Nhấn mạnh lý do bạn là người duy nhất có thể giải quyết vấn đề đó;
- Nhấn mạnh lợi ích khách hàng sẽ nhận được từ giải pháp của bạn.
Tìm hiểu các chính sách và giai đoạn quảng cáo
Công việc tiếp theo là các doanh nghiệp cần quan tâm đến chính sách quảng cáo. Ví như, chính sách quảng cáo hướng vào những nhóm khách hàng tiềm năng có lợi ích gần giống nhau hoặc trong mọi trường hợp có lợi ích không loại trừ lẫn nhau.
Thứ hai là chính sách quảng cáo phân biệt thường là kết quả cạnh tranh thị trường ở giai đoạn phát triển khi nhu cầu cao. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp cần hướng vào nhóm khách hàng mà anh ta quan tâm theo cách khác nhau, có quan hệ với mặt hàng này hay mặt hàng khác khi đưa ra thông tin phù hợp với khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.
Cách thứ ba là chính sách tập trung, thay vì hướng vào nhiều nhóm khách hàng tiềm năng thì người ta sử dụng tích cực mọi yếu tố của quảng cáo để áp dụng cho mỗi nhóm. Tuy nhiên, cũng có thể phân biệt một số chính sách quảng cáo tùy vào các giai đoạn trong chu trình sống của hàng hóa.
Giai đoạn 1, là sản suất hàng hóa mới đưa ra bán, gọi là sự “cất cánh”. Trong thời gian này các quảng cáo phải đặc biệt thận trọng vì đây là giai đoạn quyết định trong đời sống hàng hóa. Tại đây, những nhân vật có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hàng hóa hay dịch vụ. những người môi giới thương mại là các đối tượng chủ yếu của quảng cáo. Áp lực của quảng cáo nói chung trong giai đoạn này phải khá mạnh để đảm bảo cho hàng hoá nổi tiếng nếu đó là hàng hóa thông dụng. khi điều đó đạt được,quảng cáo phải tác động trong khuôn khổ chiến dịch để thăng tiến hàng háo mà mục tiêu là thử thách hàng hóa trên thị trường.
Giai đoạn 2, là “tăng trưởng và phát triển”. Chính sách quảng cáo trong thời kỳ này phải tính đến kết quả của giai đoạn trước, kết quả kiểm tra và đánh giá hiệu lực của quảng cáo và chiến dịch thăng tiến hàng hóa bao gồm tiếng tăm, hình ảnh, sức thuyết phục để trong trường hợp cần thiết sẽ có những điều chỉnh thích hợp. Cũng cần duy trì áp lực của quảng cáo dù cho cường độ của chiến dịch quảng cáo có phần nào yếu đi.
Giai đoạn 3, còn gọi là “giai đoạn trưởng thành”. Hàng hóa đã được khẳng định trên thị trường, lúc này việc cần thiết là cần ủng hộ và bảo vệ những vị trí mà nó chiếm lĩnh được và có thêm khách hàng. Doanh nghiệp có thể hài lòng với quảng cáo và tiếp tục duy trì áp lực quảng cáo để không nhường vị trí cho hàng hóa cạnh tranh mới, khi hàng hóa được chuẩn bị như vậy, cần phải định kỳ thực hiện các bước khác nhau để thăng tiến nó.
Giai đoạn 4, là “suy thoái và bão hòa”. Tất nhiên, dù ở bất kỳ giai đoạn nào, doanh nghiệp cũng không thể để cho hàng hóa bị chết hay bị đẩy ra khỏi thị trường. Việc đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo và các biện pháp thăng tiến hàng hóa vẫn có thể được sử dụng ở giai đoạn này, với điều kiện là thu nhập do bán hàng sẽ vượt chi phí quảng cáo.