NGHỆ THUẬT TIẾP THỊ QUẢNG CAÓ CỦA BỘT NGỌT AJINOMOTO
Thương hiệu này từ lúc sản xuất đến thành danh đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, trên thế giới chưa hề có cái gì gọi là bột ngọt, thậm chí người ta không biết nó là cái gì. Szuki người thanh niên Nhật Bản bắt đầu mò mẫm nghiên cứu bột ngọt, anh ta tin rằng sản phẩm này nhất định sẽ trở thành sản phẩm yêu thích của nhân loại.
Bột ngọt Ajinomoto là sản phẩm danh tiếng thế giới. Nó chiếm lĩnh khoảng 90% tổng lượng tiêu thụ của thị trường bột ngọt Nhật Bản, bán chạy ở hơn một trăm nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Suzuki đã cùng với các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu chế tạo nhiều lần, cuối cùng tìm ra được công thức pha chế. Bằng niềm tin của mình, ông đầu tư vốn, xây dựng nhà máy sản xuất xuất hiện trên thị trường, mọi người đón nhận rất thờ ơ, tình hình bán hàng luôn gặp những khó khăn khiến Suzuki gần như cụt vốn. Rất nhiều người chế nhạo Suzuki vì sản xuất ra thứ kỳ quaiskhoong biết là thuốc hay bột hồ tiêu.
Suzuki không nản chí. Ông hiểu ra thất bại ban đầu không phải là do sản phẩm mà là sách lược tiếp thị. Bởi vì trước khi sản phẩm chào đời,ông chưa giới thiệu quảng cáo với đại chúng về tác dụng và giá trị của bột ngọt, không ai biết nó là một gia vị mới ra đời. Có thể nói đây là một vấn đề phổ biến mà hầu hết các sản phẩm mới đều gặp phải.
Trên thực tế Suzuki đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Sau khi thành công, nhớ lại tình cảnh lúc ấy, ông nói: “Hồi ấy không những tiêu thụ gặp trắc trở mà mặt chế tạo cũng rất khó khăn. Tôi là người không sợ gian khổ, nhưng quả thật cũng cảm thấy tiến thoái lưỡng nan. Quanh năm suốt tháng suy nghĩ, gian khổ tìm tòi vẫn không tìm được lời giải. Trong tình hình đó, đã có nhiều lần tôi có ý định tự sát”.
Trong xã hội kinh tế thị trường, người kinh doanh có sản phẩm mới chất lượng tốt thì phải có biện pháp tiêu thị thích hợp, phải khuếch trương thanh thế trước, giành lấy tai mắt mọi người. Tức là, trước khi sản phẩm đưa ra tiêu thụ; quảng cáo tuyên truyền phải đi trước. Đầu tiên làm cho người tiêu thụ biết đến sản phẩm của mình là cái gì, mở rộng phạm vi biết đến sản phẩm, hướng dẫn tiêu thụ, thu hút thị trường, người sử dụng thấy được, nghe được. Suzuki cuối cùng đã nhận ra được vai trò của hoạt động này, ông tiến hành công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ.
Sau khi bột ngọt Ajinomoto trở thành sản phẩm bán chạy trên thế giới. Một phóng viên hỏi Suzuki “Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến bột ngọt của ngài xưng bá trên thế giới?”. Ông trả lời rằng: “Chính là dựa vào tuyền truyền và tiếp thị. Nhân viên tiếp thị của tôi giống như nước sông chảy mãi không ngừng, tuyên truyền không biết mệt đến cho mọi người. Bất cứ nơi nào trên thế giới, chỉ cần nơi đó có người ở hì nơi đó có nhân viên tuyên truyền và tiếp thị của chúng tôi. Có thể nói, thành công của chúng tôi hoàn toàn do máu, mồ hôi và nước mắt dệt thành”.
Theo tìm hiểu, bột ngọt Ajinomoto xâm nhập thị trường Đông Nam Á bằng hình thức: tổ chức đội ngũ tiếp thị đồ sộ, hai người thành một tổ, ngồi xe tải nhẹ, chở theo lều bạt, thanh la và thực phẩm, cứ nơi nào có người sống thì đến đó tuyên truyền tiếp thị.Lợi dụng các tiệm bán lẻ và cửa hàng rong ở các địa phương, trực tiếp bán từng bao nhỏ cho người tiêu thụ. Đồng thời đăng quảng cáo tuyên truyền gián tiếp trên báo chí, truyền hình địa phương. Ajinomoto cử hai nhân viên tiếp thị tiến hành ba năm công tác ở Thái Lan, họ đã đi khắp 69 trong 71 tỉnh của nước này. Có thể thấy tính nhẫn nại và thể tiến công của họ thật kiên trì, sự phối hợp công tác như vậy khiến bột ngọt Ajinomoto bắt đầu được người ta biết đến rộng rãi.