Ngày 16/7, cuốn sách nói trên của tác giả J.K Rowling chính thức ra mắt. Mạng bản lẻ Amazon nổi tiếng cho biết lượng người đăng ký mua tập 6 “Harry Poter and the Half – Blood Prince” đã lên đến con số kỷ lục: hơn 1,4 triệu người. Việc phát hành bộ Harry Poter luôn được đánh giá là sự kiện trọng đại nhất trong năm của các công ty bán lẻ vì chúng luôn thu hút một lượng tiêu thụ khổng lồ. Hè năm 2003, tập 5 của Harry Potter cũng được hơn 1,3 triệu người đặt mua trước.
Theo báo trí các nước, đông đảo độc giả, đặc biệt là trẻ em, đã xếp hàng chờ chực suốt từ 0h00 ngày 16/7 ở cửa các hiệu sách để chờ đợi giây phút được sở hữu cuốn sách “thần bí” đó.
Nhưng, trước khi sự kiện lớn này diến ra, một “biến cố” nhỏ đã xuất hiện. Một cửa hàng ở Vancouver tung ra 14 quyển truyện bán trong một thời gian ngắn vào tuần trước. Họ đã xin được lệnh của tòa án, nhưng cũng cấm tất cả những người đã mua truyện tiết lộ nội dung. Tòa cũng yêu cầu cửa hàng này phải trả lại toàn bộ sách đang giữ về cho công ty phân phối truyện Harry Potter ở Canada.
Thế nhưng, rất nhiều người nghi ngờ sự kiện giật gân đó. Nhiều người cho rằng đây là “một biến cố được sắp đặt trước” mà mục tiêu của nó không gì khác hơn là Marketing nhằm giúp đảm bảo hơn 10 triệu cuốn Harry Potter and the Half-Blood Prince sẽ được bán trên toàn thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ 14 cuốn sách bán sớm lại có thể được cả thế giới biết đến tường tận như vậy.
“Tôi đã đoán trước rằng những sự việc như vậy sẽ xảy ra”, Giáo sư Stephen Brown thuộc Khoa Marketing của Đại học Ulster nhận định, “Tôi biết một vài cuốn sách sẽ xông ra đi đi tiên phong vì mục đích kích cầu. Chứ làm gì có chuyện bán nhầm một cuốn sách nổi tiếng như vậy?”.
Cũng không phải không có cơ sở cho những nghi ngờ đó. Các nhà xuất bản và phân phối đã phải sử dụng các biện pháp an ninh chặt chẽ để giữ kín cuộc phiêu lưu của cậu bé phù thủy cho đến “giờ G”. Thế nhưng tất cả các biện pháp nghiêm trọng đó đều được những nhà tổ chức phổ biến rộng rãi tới báo chí và mọi người dân tới mức có thể! Đây là cách mà người ta thường “lăng xê” cho các sự kiện văn hóa lớn từ trước tới nay.
Những chiêu thức kích thích trí tò mò của độc giả cũng xảy ra đây đó trước giờ G. Chẳng hạn, hôm 13/7, một cậu bé 9 tuổi ở New York cho biết cậu đã thành thật trả lại một cuốn tập 6 mà người bán trao nhầm cho cậu. trước ống kính truyền hình và đông đảo báo chí, cậu tiết lộ “mới chỉ biết thực hư ra sao, nhưng rõ ràng trí tò mò và ham muốn mua tập 6 đã tăng lên đáng kể tại thành phố này nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Trong khi đó, một số nhà xuất bản đã kết hợp cùng các hãng ca cược và thông tấn để mở nhiều trò chơi dự đoán có thưởng qua điện thoại hoặc chơi trực tiếp. Nội dung thi là đoán cuốn sách mới sẽ có bao nhiêu trang, nhân vật nào sẽ chết, ai sẽ là người đầu tiên đọc xong cuốn sách…
Những cuộc thi như vậy cũng đã ghi sâu tầm quan trọng của cuốn sách vào lòng độc giả hơn nữa, đồng thời gửi thông điệp tới độc giả rằng, họ chẳng có lý do gì để không bỏ tiền ra kể từ ngày 16/7, một khi đã quan tâm và bỏ công sức chờ đợi nó cả mấy tháng trời rồi.
Cũng cần phải nhớ rằng tác giả JK Rowling, người đàn bà giàu có nhất nước Anh hiện nay, đã từng là một giám đốc tiếp thị của một công ty ở Edinburgh. Bà Rowling không ít lần úp mở làm tăng sự khao khát tò mò của hàng triệu độc giả, kiểu như “sẽ có một nhân vật quen thuộc không sống đến cuối truyện”.
Chính J.K.Rowling đã áp dụng ra một chiêu thức tiếp thị hấp dẫn khác. Trên trang web của mình, bà thông báo rằng sẽ có 70 trẻ em được chọn làm những độc giả đầu tiên được đọc cuốn Harry Potter tập 6 vào sang sớm 16-7, ít phút trước khi quyển sách đang được trông đợi này chính thức phát hành.
Thế là trong suốt cả tuần, các tờ báo và cửa hàng sách tại 6 quốc gia Anh, Ailen, Nam Phi,Australia, New Zealand và Canada đã bắt đầu tổ chức các cuộc thi tuyển chọn 70 độc giả may mắn nhất này. Uy tín của quyển sách càng vang xa hơn nữa.tất nhiên, không thể phủ định sự hấp dẫn của bản thân các tập sách của J.K Rowling. Nhưng lại càng không thể phủ nhận vai trò của nghệ thuật marketing và bán hàng ở đẳng cấp cao như trên. Tất cả đã làm cho thương hiệu Harry Potter nổi như cồn, với giá trị giá khoảng 1 tỷ USD cho cái tên này. Hơn 265 triệu cuốn sách đã được bán khắp 200 quốc gia.
Các nhà sản xuất bản dự báo rằng, chỉ trong ngày đầu tiên, sẽ bán được ít nhất 2 triệu cuốn sách ở Anh và khoảng 10 triệu ở các nước khác. Còn đại gia bán lẻ Tesco dự báo họ sẽ bán được khoảng 300 cuốn mỗi phút.