Kết quả nghiêm cứu cho thấy trên 1.000 người tiêu dùng thuộc mọi giới tình, tuổi tác, trình độ ở một số thành phố tiến hành trong thời gian từ cuối 2002 đến đầu tháng 3 năm 2003 do các công ty quảng cáo LB Việt Nam phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường NFO Việt Nam cho thấy một số người tiêu dùng cảm nhận và lĩnh hội các bản tin, hình thức quảng cáo ở ngang mức với giới tiêu dùng ở vài thị trường láng giềng đã quá quen vơi quảng cáo từ nhiều thập niêm trước ở Đông Á có những phát hiện đáng chú ý từ các cuộc nghiên cứu này.
Đầu tiên, đó là sự tiếp nhận nhanh thông tin quảng cáo. Khi được xem khoảng 50 TVC phim quảng cáo ngắn truyền hình, thuộc mọi nguồn gốc sản xuất ngoại quốc nội địa, giới thiệu sản phẩm bằng hình ảnh, lời quảng cáo từ mức rất cụ thể đến mức trừu tượng, 6/10 người tiêu dùng Việt Nam đều nắm trọn bản tin.
Phát hiện quang trọng thứ hai, người tiêu dùng “yêu” nhân vật, hình ảnh trong TVC rồi mới dùng đến lý lẽ để giải thích tại sao họ thích khúc quảng cáo ấy, sản phẩm ấy.
Phát hiện quan trọng thứ ba, người tiêu dùng Việt Nam nay chứng tỏ ra sành sỏi cảm nhận quảng cáo vì họ đã bắt đầu trở nên sành điệu về thương hiệu. họ đã bắt đầu mua sản phẩm vì biết đến thương hiệu.
Nhận thức người tiêu dùng về quảng cáo
Cuộc nghiên cứu đưa ra thang đánh giá nhận thức quảng cáo gốm 7 giai đoạn: thuộc tính sản phẩm, thuộc tính so sánh,lợi ích vật chất, lợi ích người tiêu dùng, lợi ích vật chất và tâm lý, giá trị trừu tượng và quảng cáo hiện đại. Hầu hết các quảng cáo ở Việt Nam hiện nay nằm trong khoảng từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 những quảng cáo này nhằm mục đích cung cấp thông tin thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm.
Xu hướng hiện nay là những quảng cáo ít lời nhưng thú vị. Những quảng cáo như vậy gây chú ý nhiều hơn so với các kiểu quảng cáo như vậy gây chú ý nhiều hơn so với các kiểu quảng cáo có quá nhiều thuyết minh phóng đại quá nhiều thuyết minh phóng đại quá mức về sản phẩm làm người tiêu dùng ở miền Nam và miền Bắc giải mã quảng cáo khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy thực tế không có sự khác biệt. Mà vấn đề là giữa người tiêu dùng thành thị và nông thôn: người thành thị giải mã các quảng cáo khó hiểu, nội dung cầu kì tốt hơn nhiều so với vùng nông thôn.
Sau khi xem đoạn phim quảng cáo của nescafe, một nữ tiêu dùng trẻ tuổi đã nhận định: nescafe như một sự liên kết mọi con người,mọi tầng lớp, mọi màu da, mọi nơi trên thế giới. Tôi thích quảng cáo này.
Chỉ khi nào TVC ấy giời thiệu một sản phẩm còn quá xa lạ với thị trường trong nước thì người tiêu dùng Việt Nam có chút khó khăn trong cảm nhận chẳng hạn, như một bà nội trợ ở Vĩnh Long sau khi xem quảng cáo máy chơi game Xbox đã nói “Xem nó rất vui nhưng tôi không thấy có sự liên hệ nào cả. Làm sao mà nó lại quảng cáo về trò chơi điện tử được”.