Tự do ngôn luận và trách nhiệm người làm QHCC
Tự do ngôn luận và phát ngôn cho các tổ chức
Với tư cách 1 nhà quan hệ công chúng bạn phải có trách nhiệm gìn giữ uy tín của công ty, nhất là khi bạn đứng ra xử lý các vấn đề công luận phát sinh từ các vụ kiện, thông thường nếu không sử lý tốt sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng và đầu tư. Các nhà QHCC luôn phải nhớ điều đó khi họ làm đại điện phát ngôn cho các tở chức và làm trung gian cho các cuộc đối thoại.
Việc tự do ngôn luận của các tổ chức, đặc biệt trong thông tin và quảng cáo, đều nằm dưới dự kiểm soát của pháp luật. Trong khi các tòa án vẫn thừa nhận quyền tự do ngôn luận của các tổ chức, cũng như cá nhân, thì 1 số tòa án tối cao đã quyết định giới hạn tự do phát ngôn trong thương mại, thu hẹp quyền tự do phát ngôn của các tổ chức, cơ quan.
Những năm gần đây việc quản lý phát ngôn trong thương mại, 1 số điều luật đã được ủng hộ, 1 số khác vẫn chưa được tổ chức thừa nhận, ở Việt Nam hiện nay đã có luật cấm quảng cáo thuốc lá và rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên. Sắp tới quốc hội Việt Nam sẽ ban hành bộ luật quảng cáo hoàn chỉnh.
Hãng Nike bị tố cáo về việc lạm dụng lao động trẻ em ở các nước kém phát triển vào sản xuất trong các nhà máy của hãng đã đang ký với 1 công ty có tên là APCO Worldwide thực hiện 1 chiến dịch QHCC về trách nhiệm xã hội.
Quan hệ công chúng giống như quảng cáo vì phát ngôn thương mại; cũng phải có trách nhiệm trung thực trong các thông tin của mình, đã được nâng lên 1 tầm mới, vì vậy Nike quyết định đưa vụ này lên tòa án tối cao của Mỹ. Trước đó Nike đã đưa nhiều thư tới các tòa báo và trường đại học trong đó nói rằng toàn bộ nhân công ở Trung Quốc, Indonesia, và Việt Nam đều được trả gấp đôi lương tối thiểu, có điều kiện làm việc an toàn, và được chăm sóc y tế dinh dưỡng miễn phí, ngoài ra hãng này còn cho đăng tin để thông báo tình hình với các nhà máy của mình.
Thông tin tích hợp (IMC) luôn luôn cho chúng ta thấy việc thông tin quảng cáo là không hề vi phạm luật tự do phát ngôn thương mại, và luôn luôn ủng hộ tự do phát ngôn trong phạm vi các cơ quan tổ chức.
Với sự phân biệt rõ nét sự khác nhau giữa quảng cáo thương mại bó hẹp theo quy định và quảng cáo bất cứ thứ gì mang lại lợi ích cho cộng đồng đẫ dẫn tới sự thay đổi những quy định trong quảng cáo ở nhiều nước, ở Mỹ các luật sư đã giành được quyền quảng cáo, và năm 1980, 1 quy định ở New York về việc cấm sử dụng các phương tiện điện tử vào việc quảng cáo được ban hành, ở Puerto Rico năm 1993, luật đã cho phép các ấn phẩm báo chí có thể được mua bán tại các sạp báo bán tự do ở khu vực công cộng, cũng vào năm đó quảng cáo về xổ số đã được phép phát sóng ở các bang có xổ số. Nhưng vẫn bị cấm ở các bang không có xổ số trên toàn nước Mỹ.
Luật cấm đầu tiên đối với tự do phát ngôn thương mại trong các tổ chức là cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình. Ngày nay người ta đang nỗ lực nhằm cấm mọi quảng cáo có liên quan đến thuốc lá trên mọi thông tin đại chúng. Có nhiều ý kiến không đồng tình với luật này cho rằng bất cứ hàng hóa nào được coi là hợp pháp thì các nhà sản xuất phải được phép quảng cáo mặt hàng đó.
Đầu những năm 1990 chứng kiến bùng nổ các sự kiện chống lại các nghệ sĩ và các tổ chức nghệ thuật có tên là các thiên tài nghệ thuật Quốc gia trước đó đã tham gia tài trợ cho các cuộc triển lãm nghệ thuật, và tập trung vào các nghệ sĩ ủng hộ cho trường phái nghệ thuật khiêu dâm. Bên cạnh đó có 1 nhóm nhạc có tên là “2 live crew” cũng đã bị bắt trong khi đang có tiết mục biểu diễn mang nhiều sắc thái khiêu dâm, cùng với nhiều chủ băng đĩa nhạc bị bắt vì tội đã bán các đĩa hát có nội dung khiêu dâm này. Sở dĩ xảy ra 2 vụ bắt trên là do lời của các bài hát có nội dung không lành mạnh. Quyết định cuối cùng của tòa án trong hầu hết các bụ xử gần đây đều ủng hộ cho tự do ngôn luận, tuy nhiên các bất đồng vẫn chưa có hồi kết.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Lưu Văn Nghiêm"