• +84934275494
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu tổ chức hoạt động tổ chức sự kiện

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu tổ chức hoạt động tổ chức sự kiệnTrong nghiên cứu được quán triệt từ quan điểm duy vật, nó đòi hỏi xuất phát của nghiên cứu phải từ hiện thực khách quan, từ thực tiển của đời sống kinh tế xã hội. Những người biên soạn tập sách cũng đã tuân theo quy luật này. Đó là sự kết hợp giữa việc khảo sát và khái quát hoạt động tổ chức sự kiện ở Việt Nam với việc tham khảo các tài liệu mới về lĩnh vực này ở nước ngoài sao cho những nội dung khoa học mà tập sách đề cập có tác dụng tích cực tới hoạt động tổ chức sự kiện ở trong nước và tương đương ở các nước khác, bảo đảm được tính dân tộc, khoa học và hiện đại.

Quan điểm duy vật đòi hỏi việc nghiên cứu cũng như ứng dụng phải tôn trọng thực hiện khách quan. Sự kiện trong đời sống kinh tế xã hội là một hiện thực khách quan, nó có phát sinh phát triển và chuyển hóa theo những quy luật khách quan chi phối nó. Để sự kiện thành công, các nhà tổ chức phải tôn trọng những quy luật này và vận dụng chúng làm cho sự kiện phát triển tốt hơn với những nét đặc trưng khác biệt. Hơn nữa đòi hỏi nhà tổ chức phải nhận thức được quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa của sự kiện. Những người nghiên cứu môn học này phải đặt mình trên cương vị của nhà tổ chức, người đang thực sự thực hiện một hoạt động sự kiện nào đó, phải hình dung được quá trình sự kiện, nhận dạng được các hoạt động sự kiện nào đó, tôn trọng các yếu tố chi phối nó. Từ đó mà chúng ta có sự suy xét đúng đắn về quan điểm và phương pháp đối với những sự kiện khác nhau về loại hình về không gian và thời gian.

Quan điểm lịch sự cũng được quán triệt trong nghiên cứu môn học này. Sự kiện là một hiện thực khách quan, nó tồn tại trong không gian và vận động theo thời gian, nó có phát sinh, phát triển và kết thúc. Sự kiện chỉ có ý nghĩa khi gắn với thời gian và địa điểm cụ thể. Việc nghiện cứu môn tổ chức sự kiện cũng tương tự như vậy, chúng ta không được tuyệt đối hóa những nguyên lý, nguyên tắc đã được khái quát. Những nguyên lý, nguyên tắc và phương pháp được khái quát hóa sẽ phù hợp hơn trong một thời kỳ nhất định với một phạm vi không gian cụ thể. Không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì sự kiện cũng khác nhau, nguyên lý, nguyên tắc sẽ có những nét riêng. Quan điểm lịch sử yêu cầu việc nghiên cứu phải thống nhất được những vấn đề đó. Hơn nữa, phải coi trọng những bài học lịch sử, những kinh nghiệm đã qua, vận dụng sáng tạo chúng trong những điều kiện hoàn cảnh mới.

Phương pháp biện chứng: phương pháp biện chứng được quán triệt và xuyên suốt quá trình nghiên cứu tổ chức sự kiện. Đối tượng nghiên cứu là một thực thể, một thực tại khách quan nằm trong thế giới vật chất nên nó chịu sự ràng buộc và chi phối của rất nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ. Do vậy không nên phản ứng thực tại khách quan khi chúng ta nghiên cứu các hoạt động tổ chức sự kiện độc lập, tách rời. Phương pháp biện chứng đòi hỏi nghiên cứu tổ chức sự kiện trong các mối quan hệ ràng buộc của nó, đó là việc nghiên cứu cả hệ thống, đồng bộ. Mỗi hoạt động sự kiện đều là kết quả của hàng loạt hoạt động sự kiện khác, hoạt động sự kiện này sẽ chi phối hoạt động sự kiện kia. Thiếu một trong những yếu tố cũng sẽ làm cả hệ thống thay đổi. Việc nghiên cứu tổ chức sự kiện đòi hỏi tính hệ thống rất cao. Do vậy yêu cầu học viên để có kiến thức tốt về tổ chức sự kiện phải nghiên cứu các môn học khác trước như triết hoc, toán, quản trị học và những môn học chuyên ngành marketing, v.v… làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp cận môn học.

Phương pháp biện chứng đòi hỏi trong nghiện cứu tổ chức sự kiện phải có tư duy đa chiều. Mỗi kết quả trong tổ chức sự kiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ nghiên cứu theo một hệ thống là chưa đủ, chưa phát hiện hết những đặc tính còn tiềm ẩn của hiện tượng sự vật đó. Cũng tương tự, một hiện tượng sự vật nào đó chẳng hạn như một hoạt động sự kiện cụ thể sẽ tác động chi phối đến nhiều sự vật hiện tượng thuộc nhiều hệ thống khác nhau. Với những vấn đề đã đặt ra đòi hỏi việc nghiên cứu tổ chức sự kiên phải có tư duy đa chiều mới có thể tiếp cận và nhận thức được nội dung khoa học phản ánh hiện thực khách quan của chúng.

Phương pháp tiến triển tự nhiên: phương pháp này cũng được áp dụng nhiều trong nghiên cứu tổ chức sự kiện. Phương pháp này yêu cầu việc nghiên cứu phải được thực hiện theo quy luật nhận thức từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ hiện tượng tới bản chất. Các sự vật hiện tượng trong đó có các hoạt động tổ chức sự kiện luôn diễn ra quá trình diễn biến này. Sự vật nằm trong một chuỗi tiến hóa, sự vật hiện tượng phát sinh trước là tiền đề cho sự vật hiện tượng sau, sự vật hiện tượng sau là sự phát triển cao hơn của sự vật hiện tượng phát sinh trước. Tính quy luật này biểu hiện ở rất nhiều hệ thống khác nhau của hoạt động tổ chức sự kiện, đòi hỏi các nhà nghiện cứu phải được quán triệt và tôn trong, không được áp đặt những ý nghĩ chủ quan trong quá trình nghiên cứu tiếp cận.

Với phương pháp tiến triển tự nhiên như vậy, các nhà nghiên cứu có thể hình dung được toàn bộ các hoạt động sự kiện và nhận biết được hệ thống đó cùng với các hoạt động phù trợ có hợp logic của sự tiến triển không.

Phương pháp phân tích: phương pháp này cũng có tác dụng tốt trong nghiên cứu tiếp cận tổ chức sự kiện. Các hoạt động sự kiện được phân tích chi tiết. Chúng được hình thành nhằm thực hiện những mục tiêu gì? Chúng phát huy những tác dụng nào? Chúng mang lại những giá trị gì cho khách tham dự và công chúng? Những giá trị đó biểu hiện những ý nghĩa gì của thông điệp mà chủ sở hữu sự kiện mong đợi v.v…

Phương pháp lien hê thực tế: Trong quá trình nghiên cứu môn tổ chức sự kiện cần tăng cường liên hệ với thực tế một sự kiện nào đó mà ta đã được tham dự. Với thực tế mà ta đã được chiêm nghiệm, đối chiếu so sánh với những điều đã học được, từ đó tiến hành phân tích đánh giá, vạch ra nguyên nhân những điểm khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn.Liên hệ với thực tiễn giúp chúng ta tiếp cận các nội dung khoa học nhanh hơn với những phương pháp sáng tạo hơn.

Phương pháp khái quát tổng hợp: Môn học tổ chức hoạt động sự kiện còn sử dụng phương pháp khái quát tổng hợp. Phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải khái quát từ hiện tượng bề ngoài để đi tới cái chung, cái bản chất của sự vật hiện tượng, khái quát những hiện tượng riêng biệt thành cái chung, cái phổ biến.

Ngoài những phương pháp đã đề cập, còn một số phương pháp khác có thể sử dụng trong nghiên cứu tổ chức sự kiện như phương pháp so sánh, phương pháp mô hình v.v… giúp các học viên tiếp cận nội dung khoa học và nhận thức nó cũng sẽ thuận lợi hơn.

Trích: PGS.TS.LƯU VĂN NGHIÊM


Liên hệ Tổ Chức Sự Kiện

  • Trụ sở chính : Số 4 Tường Vi, KDC Lovera Park, Phong Phú, Bình Chánh
  • Điện thoại : 09342.75494
  • Email : quachthuynhu@gmail.com
  • Kho hàng chính : Số 58/24 Thạnh Xuân 22, Thạnh Xuân, Quận 12
  • Kho hàng 2 : Tạ Quang Bửu - Quận 8 - Tp. HCM

Royal Event

Quý khách hàng cần tư vấn tổ chức sự kiện ?
Quý khách hàng cần các giải pháp tốt nhất để thực hiện việc tổ chức sự kiện ?
Quý khách hàng cần tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp mình ?
Quý khách hàng cần một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp ?

Hãy gọi ngay cho chúng tôi : 09342.75494
Công ty tổ chức sự kiện Hoàng Gia