QUẢNG CÁO BẰNG ÂM NHẠC
Ngày càng có nhiều nhãn hiệu không liên quan đổ xô sử dụng những giai điệu du dương để xây dựng nhãn hiệu cho mình với vô số những cách thức khác nhau. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng âm nhạc dưới hình thức đoạn nhạc ngắn hoặc một bài hát được lồng vào một đoạn phim quảng cáo. Hình thức này hiện nay trở nên vô cùng phổ biến. Bài hát đó thường ngắn và dễ nhớ, dễ lặp lại, được sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm.
Nhưng cũng có một số doanh nghiệp lại “nhảy vào” thị trường âm nhạc chỉ để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Thật ra sản phẩm của họ không liên quan gì đến âm nhạc nhưng đã sử dụng âm nhạc như một hình thức để quảng bá thương hiệu của mình. Nhờ âm nhạc mà tên tuổi họ trở nên trẻ trung và sành điệu. Bởi, hiện nay âm nhạc đã trở thành một nhu cầu văn hóa hết sức phổ biến và dễ dàng thu hút được sự chú ý của công chúng. Và một đoạn phim quảng cáo kết hợp được những hình ảnh đẹp, cách đưa thông tin hấp dẫn và giai điệu ấn tượng của một ca khúc mới lạ sẽ tìm được con đường nhanh nhất đến với tâm trí khách hàng và ở lại trong đólâu nhất. Nhưng mục tiêu chính của công ty sử dụng hình thức này là nhằm tới đối tượng khách hàng mục tiêu trong độ tuổi 16-24.
Starbucks – Dùng âm nhạc để quảng bá
Cho đến giờ vẫn chưa có công ty nào tận dụng âm nhạc để quảng bá thương hiệu thành công như Starbucks Co. Trên đường trở thành nhà bán lẻ cà phê đặc biệt đứng đầu thế giới với hơn 7.500 cửa hiệu ở khắp nơi, các nhà quản lý Starbucks nhận thấy các khách hàng quen thường ưa thích những bài hát quen thuộc mà cửa hàng thường chọn. Không lâu sau Starbucks cho ra đời những đĩa CD có những bài hát do chính họ tập hợp lại. Năm 1999, Starbucks đã mua một công ty chuyên về tuyển chọn, phối âm, và giao cho họ nhiệm xây dựng sự hiện diện của nhãn hiệu Starbucks qua những bài hát. Kết quả là sự ra đời của Hear Music được công ty đặt mệnh danh là “The Voice of Music at Starbucks”. Các nhãn hiệu khác từ Old Navy đến Pottery Barn đều nối bước Starbucks cho ra đời những đĩa CD nhạc do chính họ tuyển chọn.
Don MacKinnon, Phó giám đốc về âm nhạc và giải trí của Starbucks, tóm lược những điều đã diến ra trong viẹc phân phối âm nhạc và xây dựng nhãn hiệu như sau: “Cách thức người ta khám phá và cảm nhận âm nhạc ở Mỹ ngày nay rất thất thường và chúng tôi đang góp một tay để chấn chỉnh vấn đề này. 20 năm trước radio là phương tiện thích hợp nhưng ngày nay radio càng lúc càng thu hẹp lại theo hướng chuyên biệt hóa. 10 năm trước các của hàng bán băng đĩa có rất nhiều sản phẩm cho khách hàng lựa chọn nhưng giờ đây các ca khúc thịnh hành lại tập hợp trong các tuyển chọn nhỏ và được bày bán trong “big-box stores”. Không hề có một nhãn hiệu nào giúp người nghe khám phá âm nhạc, ngay cả MTV (Music on Television) cũng tập trung vào các game show và một vài kênh truyền hình chỉ chuyên về âm nhạc và phim ảnh. Vì thế chúng tôi cho rằng Starbucks đang ở vị trí duy nhất để trở thành một cửa hàng bán lẻ được khách hàng đến thăm nhiều nhất”.
Hear Music đã thêm vào nhiệm vụ ngày càng to lớn của Starbucks trong việc tuyển chọn các CD bao gồm những bài hát được yêu thích nhất của ca sĩ như Sheryl Crow, Willie Nelson và cả giọng ca quá cố Johnny Cash. Không lâu nữa, các cửa hiệu của Starbucks sẽ có thêm chức năng chép CD từ trang web, download nhạc từ catalogue các bài hát giúp khách hàng có thể tạo ra những bộ sưu tập riêng cho chính mình.
Download nhạc ở Starbucks cũng như việc Big Mac khuyến mãi một bài hát cho mỗi món hàng là một trong những phân nhánh mới nhất của công cuộc số hóa âm nhạ trong khoảng một thập niên gần đây. Hậu quả chấn động nhất là sự đấu tranh trường kỳ của các hãng thu âm chống lại nạn sao chép tràn lan và bất hợp pháp các bài hát của hãng mình trên internet. Mặc dù họ đã thành công trong việc đánh bại Napster (bị kiện là đã viết ra phần mềm cho phép tải các fine nhạc từ internet một cách phi pháp), việc download nhạc giờ được ví như “ngựa sổng chuồng”. Cho dù ngành công nghiệp âm nhạc có cố gắng mấy cũng khó mà kiểm soát được.
Tina Wells, 24 tuổi, ở công ty Blue Fusion, nhận xét, “tôi vẫn nhớ khi tôi còn nhỏ, tôi thường mua CD của Backstreet Boys để có được các bức ảnh của họ. Thanh thiếu niên ngày nay lại nhìn nhận âm nhạc theo khía cạnh của một công cụ sáng tạo riêng biệt – giống như là một bản nhạc nền trong cả một slineshow về cuộc sống của họ. Các hình thức tiếp thị bằng âm nhạc không còn dè dặt như trước. giới trẻ chỉ thích chọn những bài hát mà họ thích và thưởng thức theo kiểu của họ”.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Vũ Quỳnh".