Lập thời gian biểu cho các công tác chuẩn bị: Sau khi đã khái quát các hoạt động chuẩn bị tổ chức sự kiện và hệ thống hóa các hoạt động đó, Nhà tổ chức tiến hành xâu chuỗi các hạng mục công việc. Cố gắng khái quát hết và tránh để sai sót. Từ các hạng mục đó, tiến hành xác định những hạng mục...
Lập thời gian biểu cho các công tác chuẩn bị: Sau khi đã khái quát các hoạt động chuẩn bị tổ chức sự kiện và hệ thống hóa các hoạt động đó, Nhà tổ chức tiến hành xâu chuỗi các hạng mục công việc.
Cố gắng khái quát hết và tránh để sai sót. Từ các hạng mục đó, tiến hành xác định những hạng mục chủ yếu, quan trọng mà thiếu chúng thì tổ chức sự kiện không thể thực hiện được, những hạng mục công việc này nối với nhau thành chuỗi chạy thẳng tới thời gian mà tổ chức sự kiện được thực hiện, từ các hạng mục công việc chính, Nhà tổ chức tiếp tục xác định các hạng mục công việc phụ trợ.
Như vậy cứ một hạng mục công việc chính sẽ có một số hạng mục công việc phụ trợ đi theo, có quan hệ mật thiết với nhau.
Xác định thời gian cho chuẩn bị tổ chức sự kiện : Cần lần lượt phân tích để xác định thời gian cần thiết cho chuẩn bị tổ chức sự kiện. Trước hết cần lấy thời gian từ khi bắt đầu lập kế hoạch tới khi bắt đầu tổ chức sự kiện là mức độ khống chế toàn bộ thời gian các hạng mục công việc chuẩn bị.
Tiếp đến, Nhà tổ chức sự kiện cần xác định thời gian cho từng hạng mục công việc, đặc biệt là những hạng mục công việc chủ yếu quan trọng. Sau đó, xác định thêm mức thời gian dự phòng cho toàn bộ hệ thống công việc. Với mức thời gian đã khống chế cho toàn bộ hệ thống công việc tùy theo nguồn lực của doanh nghiệp, tùy theo yêu cầu thời gian tổ chức thay đổi mà người tổ chức có phương cách chuẩn bị cho thích hợp các phương pháp là phương pháp cuốn chiếu, phương pháp các dòng chảy song song và phương pháp kết hợp.