Bảng nội dung công việc phải trình bày rõ ràng từng bước, từng nội dung và người được phân công thực hiện. Như vậy sẽ tránh sai xót và tình trạng lẫn lộn công việc. Bảng nội dung công việc sẽ trở thành những việc làm thực mà Nhà tổ chức sự kiện, với tư cách là tổng công trình sư và là nhà đạo diễn sáng tạo...
Bảng nội dung công việc phải trình bày rõ ràng từng bước, từng nội dung và người được phân công thực hiện. Như vậy sẽ tránh sai xót và tình trạng lẫn lộn công việc. Bảng nội dung công việc sẽ trở thành những việc làm thực mà Nhà tổ chức sự kiện, với tư cách là tổng công trình sư và là nhà đạo diễn sáng tạo.
Các bảng nội dung công việc lúc này sẽ là nội dung hoạt động của sự kiện của người tổ chức sự kiện. Những nội dung của nó phải được bám sát từ đầu đến cuối quá trình tổ chức sự kiện.
Cần có một cán bộ chịu trách nhiệm lập các bảng phân công công việc cho cán bộ công nhân viên. Kiểm soát toàn bộ thông tin đã vào bảng, cán bộ đó phải là người duy nhất làm việc với bên cung cấp và hoàn tất kế hoạch.
Nhà đạo diễn sáng tạo phải nắm vững kịch bản, hiểu rõ sự kiện từ trong ra ngoài, cũng giống như người nhạc trưởng hoặc đạo diễn làm phim vậy. Mỗi nhân viên phải biết rõ vai trò của mình làm những công việc gì, trong thời gian nào,ở đâu và do ai phụ trách.
Cần chọn một người chịu trách nhiệm cho toàn bộ sự kiện trong ngày tổ chức sự kiện. Một vấn đề được khẳng định trong thực tiễn là người chỉ đạo khó có thể đồng thời là người có vai trò làm chủ lễ hay dẫn chương trình (MC). Khi sự kiển triển khai, người tổng chỉ huy phải nắm chắc mọi sự kiện, tới mức không phải liên hệ với các bảng nội dung công việc nữa.
Mục tiêu của bảng nội dung công việc bảo đảm mọi thứ đếu đúng trật tự, không bất ngờ. Bảng nội dung công việc là những thông tin cho nhà cung cấp biết chúng ta tổ chức sự kiện như thế nào. Bảng nội dung công việc cần ghi ra chính xác những nội dung đã được ký hợp đồng, chi phí thỏa thuận và toàn bộ không gian hoạt động của sự kiện, các nhà cung cấp cần biết trước các việc đó để chuẩn bị chu đáo, kịp thời...