Quảng cáo qua hình thức phản hồi trực tiếp
Trái với việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, radio, tài liệu in ấn…) vốn tác động tới người tiêu dùng một cách không cụ thể và không trực tiếp, quảng cáo bằng cách sử dụng thư từ, điện thoại, truyền miệng và các công cụ giao tiếp khác cho liên hệ và có được phản hồi trực tiếp từ những khách hàng cụ thể.
Hình thức quảng cáo cho phản hồi trực tiếp này có nhiều dạng và không chỉ bị giưới hạn thư tín, điện thoại, hay thậm chí trong các phương tiện in ấn và phát thanh truyền hình truyền thống.Ví dụ, chi nhánh Buick của Công ty xe hơi General Motors, ngân hàng Manhattan và các công ty khác đã gửi những chiếc đĩa vi tính giới thiệu về các sản phẩm và dịch vụ mới của hon đến các khách hàng được lựa chọn. Băng video cũng đã trở thành một phương tiện ngày càng được ưa chuộng cho việc quảng bá trực tiếp với giá thành chỉ 2 USD/băng.
Một phương tiện đang trở lên phổ biến trong mar-keting trực tiếp là phim quảng cáo. Theo quan điểm của marketing, một đoạn phim quảng cáo như vậy phải cố gắng kết hợp mục đích bán hàng thương mại cùng với việc giáo dục và giải trí.
Ttrong những năm gần đây, có một phương pháp quảng cáo trực tiếp phát triển mạnh mẽ và trở nên khá phổ biến là quảng cáo truyền miệng. Quảng cáo truyền miệng là xu hướng tạo dựng nhãn hiệu đáng chú ý nhất trong những năm gần đây.
Thành phố San Francisco, một ngày hè nóng nực. Nếu bạn đang kết thúc một tuần làm việc bận rộn với bạn bè ở một quán giải khát, rất có thể bạn sẽ chứng kiến cảnh tượng này: Một phụ nữ đẹp, mặc một bộ quần áo đen đến gần một khách hàng và nói nhỏ vào tai ông ta: “Hãy nhớ lấy tôi nhé”. Cô ta kín đáo nhét một tấm danh thiếp vào túi ông ta và đi ra khỏi quầy. Trên tấm danh thiếp đó là một số điện thoại – không phải của cô ta mà là số điện thoại cho biết thông tin về một trò chơi mạo hiểm trên mạng có tên là Majestic của hãng Electronic Artists.
Thực ra, người đàn bà đó không phải là một khách hàng đang cần tìm thêm bạn mà là một trong 40 người phân phát danh thiếp mà công ty Ammo, một công ty marketing đã thuê để quảng bá cho trò chơi Majestic. Nhưng người đàn ông nhận được tấm thiệp không biết điều đó và đã bị thúc đẩy bởi tính galăng của mình: 60%những người những người như thế đã gọi điện đến số điện thoại đó. Tất nhiên, câu chuyện này hàm chứa cả những điều tốt đẹp cũng như nguy hiểm của kiểu tiếp thị bằng truyền miệng. Tiếp thị truyền miệng, tiếp thị trên đường phố, tiếp thị kín đáo, tiếp thị kiểu du kích – dù được gọi như thế nào thì cũng là việc sử dụng những mẹo để truyền thông tin bằng miệng về sản phẩm. Hình thức này đang nhanh chóng nở rộ. Theo một báo cáo vào tháng 5 năm 2001 của công ty tư vấn Mc Kensey thì 67% doanh thu hang tiêu dùng của Mỹ có được là do ảnh hưởng của tiếp thị truyền miệng. Chỉ trong vài năm qua, nó đã phát triển từ một chiến lược quảng cáo phụ của những của hàng nhỏ thành một phương thức chủ yếu của các công ty lớn nhất mà hàng năm vẫn được tạp chí Fortune bầu chọn vào số 500 công ty hàng đầu. Theo ông Ren Ee Dye – một đối tác chính của hãng Mc Kensey, htif hầu như tất cả các công ty lớn của Mỹ - từ những công ty “già đời” như Ford, General Electric, Volvo cho đến những công ty “trẻ tuổi” như Nike, Tommy Hilfiger, Palm…đều, ít hay nhiều, đang áp dụng hình thức này. Và tiếng lành đồn xa, người ta đang thi nhau làm cho chiến dịch quảng cáo truyền miệng của mình trở nên ngày càng hấp dẫn hơn.
Tiếp thị bằng lời nói đã hình thành và phát triển từ thế kỷ XIX khi nhà hát opera đầu tiên bắt đầu trả tiền cho một người lĩnh xướng hô lên “Hoan hô!!”.Nhưng để có được sự phổ biến như ngày hôm nay thì phải kể đến một số nhân tố ảnh hưởng đến nó. Đầu tiên, nó có thể là một phương thúc hữu hiệu nhất để biến một sản phẩm từ thị trường ngách trở thành một sản phẩm từ được bán chạy nhất. Nó đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng và thế là doanh thu của bạn tăng nhanh vùn vụt. Đây là trường hợp của Majestic, xe máy tay ga Razor, Beanie Babies, The Blair Witch Project. Hơn nữa, trong khi kiểu quảng cáo rùm beng, xa xỉ có thể làm một công ty phải tri ra hàng triệu đôla,chiến lược quảng cáo truyền miệng chỉ tốn cùng lắm vài chục nghìn đôla.
Cuối cùng, chính bản chất của lời nói cũng góp phần vào sự lớn mạnh của loại hình quảng cáo này. Những chuyên gia quảng cáo và cá công ty biết được rằng những chiến dịch quảng cáo đã thành công và muốn được tự mình thử áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, khi quảng cáo truyền miệng lan rộng và những phương thức của nó bao trùm một cách quá đáng và tiêu cực thì những người ủng hộ nó lại lo sợ về sự phản ứng cực đoan của người tiêu dùng. Theo như học thuyết “của trường phái cổ điển” mà Emanuel Rosen rất tán thành trong cuốn sách kinh tế bán chạy nhất năm 2000 “The anatomy of Buzz”, tạm dịch là “Phân tích quảng cáo truyền miệng”, để làm cho quảng cáo kiểu này phát huy tác dụng thì người tiêu dùng phải đến với sản phẩm và họ phải bị điều khiển bởi lời truyền miệng đó theo ý hiểu của chính mình. Ông Rosen nói thêm: “Bạn không thể tạo ra hệ thống khách hàng riêng của mình”.Cách tốt nhất để làm cho người tiêu dùng đến với sản phẩm là dùng một số cá nhân được chọn lọc tuyên truyền cho họ. Ông Marc Shiller, Tổng giám đốc của công ty Electronic Artists – một công ty ở Manhatan chuyên thực hiện việc tiếp thị bằng miệng trên mạng cho các công ty kinh doanh dịch vụ giải trí nói: ‘Quảng cáo bằng miệng là việc tìm được người tạo ra thị hiếu. Nó chính là việc phải hiểu rằng 30 triệu người đi xem một bộn phim hay mua một sản phẩm bởi vì đã có 3 triệu người khác tuyên truyền cho họ. Và 3 triệu người này cũng đã từng bị 3000 người khác dẫn dắt. Do vậy mà Nike, công ty hàng đầu trong việc thực hiện phương thức này đã xây dựng những lời truyền miệng thông qua những người hướng dẫn tiêu dùng rất được hâm mộ như Tiger Wood (siêu sao chơi gold) chẳng hạn. Trong một chiến dịch quảng cáo cổ điển cho một loại bóng gôn mới, Nike đã thuê Wood để anh này xuất hiện trong bài quảng cáo và ở trên các sân gôn khắp nơi trên thế giới với sản phẩm của công ty. Trong vòng một năm, thị phần của công ty này tăng từ 3% lên 10%.