Audio trên mạng không phải là điều gì mới mẻ. Các audio clip đã xuất hiện trên các trang web từ rất lâu rồi. nhưng mãi đến gần đây, các phần mềm thâu tiếng (audio files) vẫn không được sử dụng nhiều vì khó tìm ra và không thể đăng tải lại được, và không dễ dàng gì để cập nhật được thường xuyên. Kết quả là hầu hết các thư mục tải về đều khá lâu- một tiếng hay hơn thế nữa- và người ta không thể biết chúng nói về cái gì nếu không chú ý lắng nghe. Không phải ai cũng làm được điều đó.
Sự chuyển đổi từ các bản audio tải về đến các chương trình phát thanh – như podcast, tỏ ra hữu dụng hơn đối với người nghe (và được xem như là công cụ tiếp thị hiệu quả hơn cho các công ty) – đã diễn ra do hai bước phát triển. Đầu tiên phải kể đến khả năng thêm vào các luồng tin (feeds) và chi tiết cho bản audio vào nguồn RSS. Điều này giúp những thính giả nào đặt hàng các bản audio có thể nhận được bản mới ngay khi chúng vừa phát hành. Khi nội dung audio được tách ra từ nhu cầu tải một bản dài thành một chuỗi liên tục các audio clip, khái niệm về các show trên sóng phát thanh rêu rao đủ thứ chủ đề đặt biệt dành riêng cho mọi đối tượng thính giả khác nhau. Nhưng kiểu kinh doanh podcast rất khác so với phát sóng radio. Radio chỉ có thể cung cấp được một số lượng sóng phát thanh hạn chế, cũng như sóng vô tuyến chỉ đến vài vùng địa lý nhất định. Nhằm hổ trợ cho hạ tầng công nghệ audio, các nhà đài cần một lượng thính giả đông đảo và quảng cáo thật nhiều ( hoặc tiền quyên góp trong trường hợp của đài công cộng) để trả các chi phí.
Audio trên mạng không phải là điều gì mới mẻ. Các audio clip đã xuất hiện trên các trang web từ rất lâu rồi. nhưng mãi đến gần đây, các phần mềm thâu tiếng (audio files) vẫn không được sử dụng nhiều vì khó tìm ra và không thể đăng tải lại được, và không dễ dàng gì để cập nhật được thường xuyên. Kết quả là hầu hết các thư mục tải về đều khá lâu- một tiếng hay hơn thế nữa- và người ta không thể biết chúng nói về cái gì nếu không chú ý lắng nghe. Không phải ai cũng làm được điều đó.
Sự chuyển đổi từ các bản audio tải về đến các chương trình phát thanh – như podcast, tỏ ra hữu dụng hơn đối với người nghe (và được xem như là công cụ tiếp thị hiệu quả hơn cho các công ty) – đã diễn ra do hai bước phát triển. Đầu tiên phải kể đến khả năng thêm vào các luồng tin (feeds) và chi tiết cho bản audio vào nguồn RSS. Điều này giúp những thính giả nào đặt hàng các bản audio có thể nhận được bản mới ngay khi chúng vừa phát hành. Khi nội dung audio được tách ra từ nhu cầu tải một bản dài thành một chuỗi liên tục các audio clip, khái niệm về các show trên sóng phát thanh rêu rao đủ thứ chủ đề đặt biệt dành riêng cho mọi đối tượng thính giả khác nhau. Nhưng kiểu kinh doanh podcast rất khác so với phát sóng radio. Radio chỉ có thể cung cấp được một số lượng sóng phát thanh hạn chế, cũng như sóng vô tuyến chỉ đến vài vùng địa lý nhất định. Nhằm hổ trợ cho hạ tầng công nghệ audio, các nhà đài cần một lượng thính giả đông đảo và quảng cáo thật nhiều ( hoặc tiền quyên góp trong trường hợp của đài công cộng) để trả các chi phí.
Ngược lại, phát sóng podcast trên internet gần như là hoàn toàn miễn phí ( chỉ trừ vài khoảng phí thuê máy chủ rất nhỏ và một số thiết bị rẻ tiền). Một chương trình podcast có thể đến với khán giả trên toàn thế giới, mở ra cho hàng triệu người cơ hội biên tập các show cho riêng mình và nghe lại.
Thứ hai, cũng là bước chuyển đổi nhảy vọt bởi sự xuất hiện của các luồng tin audio ( podcast feeds) miễn phí qua iTunes. Giờ đây, tất cả những ai sử dụng iPod đều có thể đăng ký lấy một luồng tin như vậy (thường là miễn phí), và rồi cứ mỗi khi họ cắm iPod của mình vào máy vi tính, những chương trình mới từ các luồng tin mà họ đã đăng ký sẽ được tự động tải về và chép vào iPod. Những người thường di chuyển đó đây và nghe iPod trên xe hơi hay tàu hỏa, hoặc là những người đi làm bên ngoài sở hữu một cái iPod, có thể thường xuyên cập nhật những chương trình mà họ đã chọn ra từ vô số chương trình trên mạng. Với podcast, mọi người đã tự thoát khỏi sự chuyên chế của những chương phát thanh thuộc dòng chính, và rồi chỉ nghe những chương trình phù hợp với sở thích riêng của mình.
Có lẽ chúng ta nên quay lại một chút để nói rõ hơn. Khái niệm “podcast” có thể hơi khó hiểu với vài người. Một chương trình podcast chẳng qua chỉ là một đoạn audio có kết nối với một luồng tin qua dạng thức RSS. Hình thức này không bắt buộc người ta phải sử dụng iPod, mặc dù đó chính là nguồn gốc của từ “pod” trong “podcast”. Bạn có thể nghe một đoạn podcast trên iPod (hay bất kỳ máy nghe MP3 nào) hoặc từ máy vi tính của bạn- không nhất thiết phải là iPod.
Giờ đây giới tiếp thị đã có một công cụ mới trong cái túi càn khôn của mình để mặc sức sáng tạo và chuyển tải nội dung audio đến những ai thật sự mong muốn đón nhận. Họ cũng dễ dàng tạo ra loại chương trình đặc biệt phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng của mình, và cung cấp những thông tin nóng hổi được cập nhật thường xuyên rất tiện ích và luôn được thính giả ủng hộ. Nếu một tổ chức biết chuên tâm tạo sức hút đối với thị trường truyền thông ngách và cung cấp những gì thính giả cần thì tổ chức ấy có thể được xem như là sự lựa chọn số một đối với các thính giả.