Nhầm lẫn bằng sáng chế và nhãn hiệu. bằng sáng chế thường bị nhầm lẫn với bản quyền, bằng sáng chế là sự công nhận của chính phủ đối với các phát minh và sáng kiến mới, trong khi nhãn hiệu là những biểu tượng khác nhau, có đặc điểm dễ nhận diện ( lời nói hình ảnh hoặc cả 2) được bảo vệ bởi luật bản quyền. Theo nghĩa này nhãn hiệu giống như tên hoặc logo của công ty, để sử dụng bằng sáng chế hoặc thương hiệu, bạn phải kiểm tra với cục bản quyền của chính phủ và xin phép chủ sở hữu cho quyền được sử dụng.
Có phải là vi phạm bản quyền nếu bạn không biết? Nếu đó là trên trang web. Những người quản trị trang Web đưa vào trang web của họ những nhãn hiệu ẩn do vậy những người vào trang web của họ sẽ không thấy các thương hiệu đó. Tuy nhiên mọi quy định cần thiết khi sử dụng trang web sẽ được thông báo trước cho người vào mạng. Hãng kinh doanh giải trí Playboy Enterprises đã khởi kiện khi phát hiện ra rằng 2 trang web đã bị khóa bất cứ khi nào họ tìm kiếm “Playboy” hoặc “Playmate”. Điều này còn nghiêm trọng hơn là việc vi phạm nhãn hiệu. Từ các vụ việc trên có thể kết luận rằng các hoạt động thương mại không chung thực có thể làm thiệt hại đến công việc của người khác cũng như là chính bạn.
Vu khống: vu cáo và nói xấu
Vu cáo là các phát ngôn, thông tin hoặc ấn phẩm cố tình hay vô tình làm tổn hại đến uy tín và danh dự của người khác.
Có 2 loại vu cáo là vu cáo dân sự và vu cáo hình sự. Vu cáo (dưới dạng văn bản hoặc các ấn phẩm) trước kia chỉ giới hạn là các phát ngôn đăng trên báo in, nhưng ngày nay đã mở rộng sang cả hình thức phát sóng. Các tòa án đã luận tội việc vu cáo còn nặng hơn cả nói xấu.
Vu cáo dân sự: vu cáo dân sự được hiểu là 1 người nào đó phát ngôn sai sự thật về 1 người khác nhằm phá hoại uy tín và danh dự, làm mất tính nhiệm của người khác trước công luật. Vu cáo dân sự còn co nghĩa là làm tổn thương uy tín nghề nghiệp của 1 người nào đó. Luật nói xấu dân sự xử lý tất cả các hình thức vu cáo đối với người khác, ví dụ như lời vu cáo nằm trong tiêu đề, các kết luận và tất cả các tác phẩm nghệ thuật như tranh, ảnh, biếm họa,…Luật cũng xử lý những hành vi như cố tình dùng sai chữ cái đầu, dùng tên sai, sai hình ảnh…Nếu 1 câu có nội dung trích dẫn đúng nhưng lại có hàm ý vu cáo thì cá nhân hoặc tổ chức phát ngôn ra câu ấy có thể bị quy trách nhiệm pháp lý.
Các ấn phẩm liên quan đến vu cáo phải là nhiều hơn 1 bản trở nên. Các thông báo nội bộ, thư từ điện tín, và kịch bản truyền thanh, truyền hình kể cả các tờ báo, phụ san hay các ấn phẩm quảng cáo,… tất cả đều là đối tượng của luật chống vu cáo. Bất cứ ai tham gia vào việc thu nhập, soạn thảo và ấn hành các tài liệu vu cáo đều bị coi là vi phạm luật vu cáo. Tuy nhiên, nhà xuất bản đầu tiên không chụi trách nhiệm cho các ấn phẩm do người khác tái bản. Kể cả những người phát hành các ấn phẩm đó ra công chúng cũng bị coi là vi phạm, sao chép và lưu hành 1 nội dung vu cáo có thể kiến cho những người có trách nhiệm trong tổ chức, công ty phải chụi trách nhiệm pháp lý.
Nói xấu là 1 hình thức vu khống truyền miệng, tuy nhiên vì nó không phải là phát thanh truyền hình, bởi trên phát thanh truyền hình cần có các bản thảo, do vậy đây chỉ bị quy là nói xấu chứ không phải vu cáo.
Vu cáo hình sự-xâm phạm hòa bình hoặc phản quốc- có liên quan đến việc kích động nổi loạn, hoặc các hình thức bạo lực chống lại chính phủ, hoặc lưu hành xuất bản các ấn phẩm khiêu dâm hoặc báng bổ. Hình phạt cho tội vu cáo hình sự rất ít khi được công khai báo chí, việc truy tố tội danh này theo cách đó có thể là trái pháp luật, phải truy tố tội danh này theo luật hình sự.
Kháng nghị đối với hình phạt nói xấu. Có 3 cách kháng nghị đối với nói xấu như sau:
- Sự thật: Đưa ra trước tòa chứng cứ quan trọng, làm rõ sự thật, vạch trần nói xấu và mưu mô của kẻ đối địch.
- Đặc ân: Đưa ra 1 báo cáo chân thực và công bằng việc khuyến kiện cấp bồi thẩm hoặc cấp địa phương
- Lý lẽ hợp lý: các lý lẽ viện dẫn trước tòa phải có sự tin tưởng hoàn toàn rằng các bằng chứng bạn đưa ra là đúng sự thật, ngoài ra có thể đưa ra các lý lẽ có yếu tố phóng đại hoặc châm biếm không vượt quá giới hạn quyền dân sự, tuy nhiên ban bồi thẩm có toàn quyền quyết định vấn đề này có hợp lý hay không. Việc kháng nghị gồm có những bước như sau (1) viện cớ rằng xã hội rất quan tâm đến chủ đề của tác giả; (2) tác giả có ý định phục vụ 1 phong trào chính đáng; (3) 1 kết luận hợp tình hợp lý dựa trên báo cáo thực tiễn.
Nguồn: "Tochucsukien.com" - tác giả: "Lưu Văn Nghiêm"