Hãy đem nghệ thuật vào Tổ chức sự kiện. Hãy để sản phẩm trở thành một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ những cảm hứng sáng tạo có màu sắc, sức hấp dẫn và đầy cảm xúc.
Việc áp dụng nghệ thuật, đặc biệt điện ảnh vào quảng cáo đã được khai thác trong những năm gần đây, chủ yếu là các đoạn phim quảng cáo truyền hình (TV) như Omo với câu chuyện Ngại vỉ vết bẩn, Nestle với sự sẵn sàng của thanh niên, Pond’s với sức mạng tuổi trẻ...
Còn trong lĩng vực event, việc áp dụng này còn quá mới mẻ và nhiều tìêm năng. Có thể ví dụ về một sự kiện nhỏ, tổ chức một ”team building“ cho nhãn hàng Sunsilk vào trước ngày tung sản phẩm mới. Để lấy khí thế cho nhân viên sales P&G, đạo diễn đã xây dựng concept trên bối cảnh các chiến sĩ thành Troy, vừa mang tính giải trí, vừa ngụ ý khá sâu sắc mà đạo diễn và các đồng sự đã cố gắng thể hiện bằng những kỹ xảo và những tình tiết nghệ thuật, để các bạn trao đổi cảm nhận hào khí anh hùng và tự hào về những nổ lực của đội trước ngày xông trận.
Khách hàng tổ chức sự kiện luôn yêu cầu khách hàng mục tiêu của họ được tôn vinh. Vì vậy để chuyển hoá thành nghệ thuật trong sự kiện, nó phụ thuộc rất nhiều vào cái tài của người “tổng chỉ huy” sự kiện được nghệ thuật hoá là am hiểiu nhiều loại ngôn ngữ nghệ thuật, biết cân nhắc tỷ lệ của việc áp dụng, cuối cùng là thực hiện nó một cách trôi chảy và dĩ nhiên là khá tiết kiệm.
Muốn ăn khách cần có giải pháp tạo nên sự đột phá trong Tổ chức sự kiện dường như đúng cho cả hai điều: công ty khách hàng và khách hàng trực tiếp. Như vậy, gánh nặng cho các công ty event là phải tổ chức cho được một “sự kiện” đột phá trong sáng tạo để thiết phục khách hàng và lạ lẫm để lấy trọn cảm xúc của người xem.
Với yêu cầu chất lượng ngày càng cao của event, giải pháp nào giúp cho doanh nghiệp tìm được sự đột phá trong tổ chức sự kiện. Câu trả lời là hãy đem nghệ thuật vào Tổ chức sự kiện. Hãy để sản phẩm trở thành một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ cảm hứng sáng tạo có màu sắc, sức hấp dẫn, và sự huyền bí.
Dù biết, mục tiêu chính của event là tạo sự chú ý, bổ trợ quảng cáo thương hiệu một cách hiệu quả, tiết kiệm, nhất quán theo chiến lược, nhưng nếu nghệ thuật hoá được nó, có nghĩa hiệu quả sẽ cao hơn, không những cho khách hàng mà cả người thực hiện.
Hãy tưởng tượng một buổi hợp báo ra mắt phiên bản mới của game online, vượt ra khỏi những mô típ thông thường của khách sạn, backdrop, băng rôn, hoa cảnh, tiếp khách, phát biểu. Mà trở thành đại hội võ lâm trong tửu lầu, với những không khí hân hoan, anh hùng thập đại môn phái bay lượn, xuất chiêu để giải cứu đệ tử khỏi quái vật trong sương khói mịt mù, ánh sáng chói lòa và âm thanh gây cấn, hoành tráng. Kịch bản trên đã đem lại những hiệu quả khá ấn tượng và khác biệt cho buổi hợp báo “không giống ai”này .
Có lẽ ấn tượng về buổi trình diễn nghệ thuật L’amour của Nokia vẫn còn trong tâm trí của những người tham gia và cả khán giả xem đài khi được hoà nhập vào một buổi tiệc thật sự và rất thông minh. “Ái nữ” L’amour được lòng ghép, được thể hiện tính cách của mình trên nền của những hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt của hội hoạ, âm nhạc, thời trang, và ánh sáng.
Ở đây thời trang không chỉ là câu chuyện đi ra đi vào, âm nhạc không phải chỉ là giọng hát cất lên thổn thức... mà ở đó là câu chuyện đối nghịch trong hoà hợp, cũng giống như L’amour mang nghệ thuật giản đơn vào cuộc sống đương đại để cho cảm giác mãi thăng hoa.
Trên đây chỉ là một trong những sự kiện được tổ chức hàng ngày dựa trên những ý tưởng và phương cách thực hiện kết hợp với phong cách nghệ thuật. Vậy tại sao lại chọn nghệ thuật để lồng ghép vào event mà không phải là một ngành nào khác ?
Đầu tiên, nghệ thuật được hình thành không phải bằng một khung sườn cụ thể nó bắt nguồn từ những cảm hứng thăng hoa trước cái đẹp, cái hay của người nghệ sĩ. Chính vì thế, khi tiếp nhận nghệ thuật, con người cũng bị lôi cuốn vào những cảm xúc ấy. Mặt khác, nghệ thuật lại bắt nguồn từ cuộc sống, vì thế, nó dễ dàng hoà nhập vào thế giới hiện thực nhưng ở tầm mức cao hơn, thi vị hơn.
Nghệ thuật tạo ra một hướng nhìn toàn vẹn và ý tưởng cởi mở cho tất cả những vấn đề liên quan. Trong tầm nhìn ấy, sự sáng tạo được “nâng cao” và “ứng dụng” hiệu quả hơn. Sân khấu làm cho buổi event có vị trí cao hơn để người xem được chiêm nghiệm sản phẩm.
- Âm nhạc, thơ ca, múa làm cho người xem có cảm giác dễ chịu hơn là một buổi diễn thuyết
- Kiến trúc, hội hoạ đặc sắc hoá cho không gian event
- Điện ảnh tổng hợp hoá những nghệ thuật trên nhằm mang lại một cái nhìn gần gũi, thuyết phục cho khách mới
Từ yêu cầu Tổ chức sự kiện cho sự trở lại của một loại dầu nhờn “số một”, ý tưởng sáng tạo ra phiên bản thứ hai của phim “Sự trở lại các vị thần”, với kịch bản là sự chăm lo của các vị thần giành cho thần dân của họ từ những điều nhỏ nhặt như “chiếc xe”.
Sự kiện ấy được xây dựng trên bối cảnh ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, được minh hoạ bằng trang phục thời xưa, trang trí ấn tượng, trên nền nhạc huyền thoại, và khán giả như được “phiêu” trong không khí ấy. Đến đoạn cao trào, nhân vật chính - sản phẩm dầu nhờn - được thể hiện hết sức độc tính vượt trội của mình, trong một tình huống “có vấn đề” mang phong cách khá táo bạo, và gây tò mò thích thú từ những hàng ghế khán phòng.
Đó là một buổi trình diễn thật sự,những khán giả “mục tiêu” ấy khi ra về, họ có bàn tán và nhớ đến nó không?. Họ cò hiểu được thông điệp của sản phẩm không?. Và khi lựa chọn giữa những loại dầu nhờn, họ sẽ chọn lựa ai?. Một nhân vật họ hiểu và thích thú, hay một nhân vật họ biết và chỉ biết.
Ý tưởng hay chưa đủ làm nên một sự kiện thu hút và thuyết phục, nó cần được thăng hoa nhờ vào nghệ thuật và những hiệu ứng của sân khấu, vũ điệu, âm thanh, nghệ thuật lắp đặt, bố trí. Và cuối cùng điện ảnh kết hợp tất cả những thế mạnh trên vào với nhau trong một kịch bản hầp dẫn, để sự kiện đạt hiệu quả cao nhất trong cách diễn đạt dễ hiểu nhất, sống động nhất và đi vào lòng khán giả thuyết phục nhất.
(Nguồn : ST)